Có được viết bằng tiếng Việt không dấu trên hóa đơn điện tử không?
Hóa đơn điện tử là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
2. Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, trong đó:
a) Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.
Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.
b) Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.
...
Như vậy, hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Theo đó, hóa đơn điện tử được chia thành 02 loại bao gồm:
(1) Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
(2) Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.
Có được viết bằng tiếng Việt không dấu trên hóa đơn điện tử không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 13 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về chữ viết thể hiện trên hóa đơn điện tử như sau:
Nội dung của hóa đơn
13. Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn
a) Chữ viết hiển thị trên hóa đơn là tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Trường hợp chữ trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu thì các chữ viết không dấu trên hóa đơn phải đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch nội dung của hóa đơn.
b) Chữ số hiển thị trên hóa đơn là chữ số Ả-rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Người bán được lựa chọn: sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.), nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị hoặc sử dụng dấu phân cách số tự nhiên là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị trên chứng từ kế toán.
...
Như vậy, chữ viết thể hiện trên hóa đơn điện tử có thể được viết bằng tiếng Việt không dấu trên hóa đơn điện tử nhưng phải đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch nội dung của hóa đơn điện tử.
Có được viết bằng tiếng Việt không dấu trên hóa đơn điện tử không? (Hình từ internet)
Ngừng sử dụng hóa đơn điện tử trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử như sau:
Theo đó, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh tiến hành ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế khi thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
(1) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
(2) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp cơ quan thuế xác minh và thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;
(3) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tạm ngừng kinh doanh;
(4) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh có thông báo của cơ quan thuế về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện cưỡng chế nợ thuế;
(5) Trường hợp có hành vi sử dụng hóa đơn điện tử để bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế;
(6) Trường hợp có hành vi lập hóa đơn điện tử phục vụ mục đích bán khống hàng hóa, cung cấp dịch vụ để chiếm đoạt tiền của tổ chức, cá nhân bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế;
(7) Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải có kinh nghiệm làm việc bao nhiêu năm?
- Hợp đồng ủy nhiệm thu thuế phải đảm bảo các nội dung chính gì theo Nghị định 126?
- Hội đồng tư vấn thuế chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ai?
- Quy chế tiền thưởng áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức áp dụng theo mẫu nào? Thưởng theo thành tích công tác có nộp thuế TNCN không?
- Kiểm toán nhà nước được tổ chức như thế nào? Văn phòng Kiểm toán gồm những Phòng Ban nào?
- Mức xử phạt về hành vi vi phạm lập báo cáo tài chính thiếu chữ ký của người lập là bao nhiêu?
- Ai được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài? Trường hợp nào được miễn lệ phí xin nhập quốc tịch?
- Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán là khoản thu nhập chịu thuế TNCN đúng không?
- Sàn giao dịch thương mại điện tử là gì? Giá sản phẩm trên sàn thương mại điện tử có bao gồm thuế chưa?
- Nghị định 160/2024/NĐ-CP về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe từ 01/01/2025? Mức thu phí thi sát hạch lái xe mới nhất?