Mức xử phạt về hành vi vi phạm lập báo cáo tài chính thiếu chữ ký của người lập là bao nhiêu?
Nội dung công khai báo cáo tài chính được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 31 Luật Kế toán 2015 quy định về nội dung công khai báo cáo tài chính như sau:
- Đơn vị kế toán sử dụng ngân sách nhà nước công khai thông tin thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015.
- Đơn vị kế toán không sử dụng ngân sách nhà nước công khai quyết toán thu, chi tài chính năm.
- Đơn vị kế toán sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân công khai mục đích huy động và sử dụng các khoản đóng góp, đối tượng đóng góp, mức huy động, kết quả sử dụng và quyết toán thu, chi từng khoản đóng góp.
- Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh công khai các nội dung sau đây:
+ Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
+ Kết quả hoạt động kinh doanh;
+ Trích lập và sử dụng các quỹ;
+ Thu nhập của người lao động;
+ Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
- Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán mà pháp luật quy định phải kiểm toán khi công khai phải kèm theo báo cáo kiểm toán của tổ chức kiểm toán.
Mức xử phạt về hành vi vi phạm lập báo cáo tài chính thiếu chữ ký của người lập là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức xử phạt về hành vi vi phạm lập báo cáo tài chính thiếu chữ ký của người lập là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung hoặc không đúng biểu mẫu theo quy định;
b) Báo cáo tài chính không có chữ ký của người lập, kế toán trưởng, phụ trách kế toán hoặc người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập không đầy đủ các báo cáo tài chính theo quy định;
b) Áp dụng mẫu báo cáo tài chính khác với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán trừ trường hợp đã được Bộ Tài chính chấp thuận.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không lập báo cáo tài chính theo quy định;
b) Lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán;
c) Lập và trình bày báo cáo tài chính không tuân thủ đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc lập và trình bày báo cáo tài chính theo đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy báo cáo tài chính bị giả mạo, khai man đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Ngoài ra, căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Mức phạt tiền trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 19; khoản 1, khoản 3 Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 26; Điều 33; Điều 34; khoản 1, khoản 3 Điều 36; khoản 1 Điều 38; khoản 2, khoản 3 Điều 39; khoản 1, khoản 2 Điều 48; khoản 1 Điều 57; khoản 1, khoản 2 Điều 61; Điều 67 là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo quy định trên, mức xử phạt về hành vi vi phạm lập báo cáo tài chính thiếu chữ ký của người lập sẽ là 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân.
Như vậy, mức phạt tiền của tổ chức có hành vi vi phạm lập báo cáo tài chính thiếu chữ ký của người lập sẽ là 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Lưu ý:
Theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân, bằng 1/2 lần tổ chức.
- Mẫu Tờ trình đề nghị khen thưởng 2024 và cách điền? Tiền thưởng kèm theo Giấy khen có chịu thuế TNCN?
- Chứng từ kế toán chưa có mẫu có được lập không?
- Tổng cục Thuế làm việc theo chế độ gì? Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế do ai bổ nhiệm?
- Doanh nghiệp đang nợ tiền thuế có được tạm ngừng kinh doanh không?
- Nhận thừa kế là vàng có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
- Không xác thực tài khoản thì người chơi có được chơi game? Giải thưởng nhận được từ các cuộc thi đấu thì game thủ có phải nộp thuế TNCN không?
- Điều tiết giá xăng dầu dựa trên nguyên tắc nào? Hóa đơn điện tử xăng dầu phải đảm bảo những nội dung nào?
- Có được phép kê biên tài sản đối với huân chương, huy chương của người nộp thuế?
- Những người nào không được đăng ký hành nghề kiểm toán từ ngày 01/01/2025?
- Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ bản quyền là khi nào? Kỳ tính thuế TNCN đối với thu nhập từ bản quyền ra sao?