Kiểm toán nhà nước được tổ chức như thế nào? Văn phòng Kiểm toán gồm những Phòng Ban nào?
Kiểm toán nhà nước được tổ chức như thế nào?
Theo Điều 16 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định về tổ chức của Kiểm toán nhà nước như sau:
Tổ chức của Kiểm toán nhà nước
1. Kiểm toán nhà nước được tổ chức và quản lý tập trung thống nhất gồm Văn phòng Kiểm toán nhà nước, các đơn vị thuộc bộ máy điều hành, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán nhà nước khu vực và đơn vị sự nghiệp công lập.
Văn phòng Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán nhà nước khu vực và đơn vị sự nghiệp công lập có tài khoản và con dấu riêng.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định số lượng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước theo đề nghị của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Như vậy, Kiểm toán nhà nước gồm Văn phòng Kiểm toán nhà nước, các đơn vị thuộc bộ máy điều hành, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán nhà nước khu vực và đơn vị sự nghiệp công lập.
Kiểm toán nhà nước được tổ chức như thế nào? Văn phòng Kiểm toán gồm những Phòng Ban nào? (Hình từ Internet)
Văn phòng Kiểm toán nhà nước gồm những Phòng Ban nào?
Theo Điều 3 Quyết định 1079/QĐ-KTNN năm 2023 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Văn phòng Kiểm toán Nhà nước, trong đó, tổ chức Văn phòng Kiểm toán như sau:
Tổ chức
1. Tổ chức bộ máy của Văn phòng Kiểm toán nhà nước gồm:
a) Phòng Thư ký - Tổng hợp;
b) Phòng Hành chính;
c) Phòng Kế toán;
d) Phòng Quản lý đầu tư;
đ) Phòng Quản trị;
e) Phòng Quản lý xe;
g) Ban Tài chính;
h) Ban Thi đua - Khen thưởng;
i) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng thương mại theo quy định.
2. Văn phòng Kiểm toán nhà nước gồm có: Chánh Văn phòng, các Phó Chánh Văn phòng, các Trưởng phòng (ban), các Phó trưởng phòng (ban), các công chức và người lao động.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm công chức lãnh đạo của Văn phòng Kiểm toán nhà nước được thực hiện theo Quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước.
3. Nhiệm vụ cụ thể của từng phòng, ban do Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước quy định sau khi có ý kiến phê duyệt của Tổng Kiểm toán nhà nước.
4. Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị thuộc Văn phòng Kiểm toán nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước.
Như vậy, Văn phòng Kiểm toán nhà nước gồm những Phòng Ban sau đây: Phòng Thư ký - Tổng hợp; Phòng Hành chính; Phòng Kế toán; Phòng Quản lý đầu tư; Phòng Quản trị; Phòng Quản lý xe; Ban Tài chính; Ban Thi đua - Khen thưởng; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành.
Văn phòng Kiểm toán nhà nước có những chức năng gì?
Theo Điều 1 Quyết định 1079/QĐ-KTNN năm 2023 quy định về vị trí và chức năng của Văn phòng Kiểm toán nhà nước như sau:
Vị trí và chức năng
1. Văn phòng Kiểm toán nhà nước là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, có chức năng tham mưu, giúp Tổng Kiểm toán nhà nước tổng hợp, điều phối, theo dõi và đôn đốc các tổ chức, đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, Quy chế làm việc phục vụ chung cho hoạt động của Kiểm toán nhà nước và công tác quản trị nội bộ theo quy định; tổ chức thực hiện các mặt công tác: Thư ký - tổng hợp, văn thư, lưu trữ, thư viện, kiểm soát thủ tục hành chính, tài chính - kế toán, thi đua - khen thưởng, quản lý đầu tư, quản trị, quản lý xe của Kiểm toán nhà nước; công tác tài chính - kế toán, quản trị của cơ quan Kiểm toán nhà nước.
2. Văn phòng Kiểm toán nhà nước có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Văn phòng Kiểm toán nhà nước có chức năng sau đây:
- Tham mưu, giúp Tổng Kiểm toán nhà nước tổng hợp, điều phối, theo dõi và đôn đốc các tổ chức, đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, Quy chế làm việc phục vụ chung cho hoạt động của Kiểm toán nhà nước và công tác quản trị nội bộ theo quy định;
- Tổ chức thực hiện các mặt công tác: Thư ký - tổng hợp, văn thư, lưu trữ, thư viện, kiểm soát thủ tục hành chính, tài chính - kế toán, thi đua - khen thưởng, quản lý đầu tư, quản trị, quản lý xe của Kiểm toán nhà nước;
- Công tác tài chính - kế toán, quản trị của cơ quan Kiểm toán nhà nước.
- Tài liệu kế toán của doanh nghiệp siêu nhỏ phải được lưu trữ trong thời hạn bao lâu?
- Cách lập tờ khai thuế môn bài online trên phần mềm HTKK mới nhất 2025? Cách điền tờ khai thuế môn bài?
- Doanh nghiệp chậm trả lương, thưởng Tết Âm lịch có bị xử phạt? Chi phí thưởng tết là chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN khi nào?
- Tài khoản nào dùng để phản ánh chiết khấu thương mại theo Thông tư 200? Chiết khấu thương mại có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
- Những lời chúc Tết Dương lịch 2025 hay và ý nghĩa dành cho gia đình, người thân, bạn bè?
- Doanh nghiệp bắt buộc phải thưởng Tết Âm lịch 2025 cho người lao động? Tiền thưởng có tính vào khoản chi được trừ thuế TNDN không?
- Mẫu Tờ trình đề nghị khen thưởng 2024 và cách điền? Tiền thưởng kèm theo Giấy khen có chịu thuế TNCN?
- Chứng từ kế toán chưa có mẫu có được lập không?
- Tổng cục Thuế làm việc theo chế độ gì? Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế do ai bổ nhiệm?
- Doanh nghiệp đang nợ tiền thuế có được tạm ngừng kinh doanh không?