Tài liệu kế toán của doanh nghiệp siêu nhỏ phải được lưu trữ trong thời hạn bao lâu?
Doanh nghiệp siêu nhỏ có mấy loại?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định về tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
2. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
...
Như vậy, doanh nghiệp siêu nhỏ được chia ra làm 2 loại bao gồm:
- Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
- Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
Tài liệu kế toán của doanh nghiệp siêu nhỏ phải được lưu trữ trong thời hạn bao lâu? (Hình từ Internet)
Tài liệu kế toán của doanh nghiệp siêu nhỏ phải được lưu trữ trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 132/2018/TT-BTC quy định về lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán như sau:
Quy định về lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán
1. Chứng từ kế toán, sổ kế toán và các tài liệu kế toán khác phải lưu giữ tại doanh nghiệp để phục vụ cho ghi chép hàng ngày; xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp siêu nhỏ với ngân sách nhà nước và công tác kiểm tra, kiểm soát của chủ sở hữu doanh nghiệp, của cơ quan thuế hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Việc bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán của doanh nghiệp siêu nhỏ thực hiện theo quy định tại Luật kế toán và Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán.
3. Doanh nghiệp siêu nhỏ được lưu trữ chứng từ kế toán, sổ kế toán và các tài liệu kế toán khác trên phương tiện điện tử theo quy định của Luật kế toán.
Căn cứ khoản 5 Điều 41 Luật kế toán 2015 quy định về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán như sau:
Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán
....
5. Tài liệu kế toán phải được lưu trữ theo thời hạn sau đây:
a) Ít nhất là 05 năm đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán, gồm cả chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính;
b) Ít nhất là 10 năm đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, sổ kế toán và báo cáo tài chính năm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Lưu trữ vĩnh viễn đối với tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.
6. Chính phủ quy định cụ thể từng loại tài liệu kế toán phải lưu trữ, thời hạn lưu trữ, thời điểm tính thời hạn lưu trữ quy định tại khoản 5 Điều này, nơi lưu trữ và thủ tục tiêu hủy tài liệu kế toán lưu trữ.
Như vậy, tài liệu kế toán của doanh nghiệp siêu nhỏ phải được lưu trữ trong thời hạn như sau:
- Ít nhất là 05 năm: đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán, gồm cả chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
- Ít nhất là 10 năm: đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, sổ kế toán và báo cáo tài chính năm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Lưu trữ vĩnh viễn: đối với tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.
- Khi phát hiện tài liệu kế toán bị mất đơn vị kế toán phải làm gì?
- Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh công khai báo cáo tài chính bao gồm những nội dung gì?
- Thu nhập từ trúng thưởng trong các hình thức cá cược có phải chịu thuế TNCN không?
- Căn cứ xác định thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh được quy định như thế nào?
- Chưa ghi đủ nội dung chứng từ kế toán có được ký không?
- Doanh nghiệp có khoản thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán thì khoản thu nhập đó có chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không?
- Hồ sơ, trình tự, và thẩm quyền giải quyết việc tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế trong thủ tục hải quan như thế nào?
- Bộ phận kiểm toán nội bộ phải có trách nhiệm bảo mật tài liệu, thông tin không?
- Mức xử phạt đối với hành vi cố ý làm hư hỏng sổ kế toán là bao nhiêu tiền?
- Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đăng ký giảm trừ gia cảnh có phải là mã số thuế cá nhân của người phụ thuộc không?