Luật kiểm toán nhà nước mới nhất 2025? Các văn bản hướng dẫn Luật kiểm toán nhà nước mới nhất?
Luật kiểm toán nhà nước mới nhất là Luật nào?
Tính đến thời điểm hiện tại thì Luật kiểm toán nhà nước mới nhất là Luật Kiểm toán nhà nước 2015, được ban hành ngày 24/06/2015, có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.
Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Kiểm toán nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán viên nhà nước; quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với hoạt động kiểm toán nhà nước.
Luật kiểm toán nhà nước mới nhất là Luật nào? Các văn bản hướng dẫn Luật kiểm toán nhà nước mới nhất? (Hình từ Internet)
Các văn bản hướng dẫn Luật kiểm toán nhà nước mới nhất?
(1) Các văn bản hướng dẫn Luật kiểm toán nhà nước mới nhất
Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành, có hiệu lực từ ngày 30/12/2024
Quyết định 03/2019/QĐ-KTNN quy định về trách nhiệm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách, dự toán kinh phí của các đơn vị được kiểm toán do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành
Nghị quyết 325/2016/UBTVQH14 quy định về chế độ đối với cán bộ, công chức của Kiểm toán Nhà nước do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
Quyết định 05/2016/QĐ-KTNN Quy định về mẫu thẻ và việc quản lý, sử dụng thẻ Kiểm toán viên nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành
(2) Các văn bản sửa đổi bổ sung Luật kiểm toán nhà nước mới nhất
Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019
Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực Kiểm toán nhà nước?
Theo Điều 8 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 15 Điều 1 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiêm cấm các hành vi sau đây đối với Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán viên nhà nước và cộng tác viên Kiểm toán nhà nước:
a) Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị được kiểm toán;
b) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán;
c) Đưa, nhận, môi giới hối lộ;
d) Báo cáo sai lệch, không đầy đủ kết quả kiểm toán;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi;
e) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp của đơn vị được kiểm toán;
g) Tiết lộ thông tin về tình hình và kết quả kiểm toán chưa được công bố chính thức.
2. Nghiêm cấm các hành vi sau đây đối với đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán:
a) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho cuộc kiểm toán theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước;
b) Cản trở công việc của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước;
c) Báo cáo sai lệch, không trung thực, không đầy đủ, kịp thời hoặc thiếu khách quan thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;
d) Mua chuộc, đưa hối lộ cho Kiểm toán viên nhà nước và cộng tác viên Kiểm toán nhà nước;
đ) Che giấu các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính công, tài sản công.
3. Nghiêm cấm mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán, kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước, cộng tác viên Kiểm toán nhà nước.
Như vậy, các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực Kiểm toán nhà nước bao gồm:
(1) Đối với Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán viên nhà nước và cộng tác viên Kiểm toán nhà nước:
- Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị được kiểm toán;
- Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán;
- Đưa, nhận, môi giới hối lộ;
- Báo cáo sai lệch, không đầy đủ kết quả kiểm toán;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi;
- Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp của đơn vị được kiểm toán;
- Tiết lộ thông tin về tình hình và kết quả kiểm toán chưa được công bố chính thức.
(2) Đối với đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán
Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho cuộc kiểm toán theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước;
- Cản trở công việc của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước;
- Báo cáo sai lệch, không trung thực, không đầy đủ, kịp thời hoặc thiếu khách quan thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;
- Mua chuộc, đưa hối lộ cho Kiểm toán viên nhà nước và cộng tác viên Kiểm toán nhà nước;
- Che giấu các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính công, tài sản công.
(3) Nghiêm cấm mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán, kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước, cộng tác viên Kiểm toán nhà nước.
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2025 tại TPHCM?
- Có phải nộp tiền thuế TNDN tạm nộp Quý 4 2024 không?
- Từ 01/7/2025 mức thuế suất thuế giá trị gia tăng của thiết bị y tế là bao nhiêu?
- Địa điểm kiểm tra sau thông quan có bao gồm nơi lưu giữ hàng hóa của người khai hải quan không?
- Đồ chơi trẻ em chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng bao nhiêu % theo Luật Thuế giá trị gia tăng 2024?
- Muốn trở thành người làm công tác kiểm toán nội bộ cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?
- Hợp đồng ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế cho bên thứ ba phải đảm bảo những nội dung gì?
- Thu nhập từ chuyển nhượng trái phiếu có chịu thuế TNCN không?
- Chứng từ điện tử được bảo quản bằng hình thức nào?
- Bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử có phải xuất hóa đơn không?