Chứng từ điện tử có được áp dụng tại cơ quan thuế hay không?
Chứng từ điện tử có được áp dụng tại cơ quan thuế hay không?
Căn cứ Điều 94 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:
Chứng từ điện tử
1. Chứng từ điện tử bao gồm các loại chứng từ, biên lai được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do cơ quan quản lý thuế hoặc tổ chức có trách nhiệm khấu trừ thuế cấp cho người nộp thuế bằng phương tiện điện tử khi thực hiện các thủ tục về thuế hoặc các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước và các loại chứng từ, biên lai điện tử khác.
2. Chính phủ quy định chi tiết các loại chứng từ điện tử quy định tại Điều này và việc quản lý, sử dụng chứng từ điện tử.
Như vậy, chứng từ điện tử có giá trị như chứng từ giấy truyền thống và được cơ quan quản lý thuế hoặc tổ chức có trách nhiệm khấu trừ thuế cấp cho người nộp thuế.
Chứng từ điện tử trong giao dịch thuế điện tử gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 19/2021/TT-BTC quy định như sau:
Chứng từ điện tử trong giao dịch thuế điện tử
1. Chứng từ điện tử gồm:
a) Hồ sơ thuế điện tử: hồ sơ đăng ký thuế; hồ sơ khai thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế; tra soát thông tin nộp thuế; thủ tục bù trừ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; hồ sơ hoàn thuế; hồ sơ miễn giảm thuế; miễn tiền chậm nộp; không tính tiền chậm nộp; hồ sơ khoanh tiền thuế nợ; hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ và các hồ sơ, văn bản khác về thuế dưới dạng điện tử được quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn Luật Quản lý thuế.
b) Chứng từ nộp NSNN điện tử: chứng từ nộp NSNN theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước (sau đây gọi là Nghị định số 11/2020/NĐ-CP) dưới dạng điện tử, trường hợp nộp thuế qua hình thức nộp thuế điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thì chứng từ nộp NSNN là chứng từ giao dịch của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải đảm bảo đủ các thông tin trên mẫu chứng từ nộp NSNN.
c) Các thông báo, quyết định, văn bản khác của cơ quan thuế dưới dạng điện tử.
d) Các chứng từ điện tử theo quy định tại khoản này phải được ký điện tử theo quy định tại Điều 7 Thông tư này. Trường hợp hồ sơ thuế điện tử có các tài liệu kèm theo ở dạng chứng từ giấy phải được chuyển đổi sang dạng điện tử theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử, Nghị định số 165/2018/NĐ-CP ngày 24/12/2018 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính (sau đây gọi là Nghị định số 165/2018/NĐ-CP).
Theo đó, chứng từ điện tử bao gồm: hồ sơ thuế điện tử, chứng từ nộp ngân sách nhà nước, các thông báo, quyết định, văn bản của cơ quan thuế dưới dạng điện tử và một số các chứng từ điện tử khác theo quy định tại khoản này phải được ký điện tử...
Lưu ý: Chứng từ điện tử có giá trị pháp lý giống như chứng từ giấy truyền thống.
Chứng từ điện tử có được áp dụng tại cơ quan thuế hay không? (Hình ảnh từ Internet)
Cá nhân có thể đăng ký sử dụng số điện thoại để giao dịch điện tử với cơ quan thuế được hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 19/2021/TT-BTC quy định như sau:
Ký điện tử trong giao dịch thuế điện tử
...
2. Đăng ký sử dụng chứng thư số, số điện thoại di động để thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế
a) Người nộp thuế được đăng ký một hoặc nhiều chứng thư số để thực hiện giao dịch thuế điện tử; được sử dụng nhiều chứng thư số cho một thủ tục hành chính thuế.
b) Trước khi sử dụng chứng thư số để thực hiện các giao dịch thuế điện tử, người nộp thuế phải đăng ký chứng thư số với cơ quan thuế.
c) Đối với cá nhân nêu tại điểm a khoản 1 Điều này được đăng ký một số điện thoại di động duy nhất để nhận mã xác thực giao dịch điện tử qua “tin nhắn” theo từng lần giao dịch điện tử với cơ quan thuế.
d) Đối với người nộp thuế theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được đăng ký một số điện thoại di động duy nhất của cá nhân hoặc cá nhân là người đại diện theo pháp luật của tổ chức để nhận mã xác thực giao dịch điện tử qua “tin nhắn” khi nộp hồ sơ đăng ký thuế lần đầu bằng điện tử đến cơ quan thuế.
Như vậy, người nộp thuế là cá nhân đã có mã số thuế chưa được cấp chứng thư số và Người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế lần đầu và cấp mã số thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 19/2021/TT-BTC có thể đăng ký số điện thoại di động của mình để thực hiện nhận mã xác thực giao dịch điện tử theo từng lần giao dịch với cơ quan thuế.
- Những năm sinh nào có thể bị ngừng giao dịch ngân hàng nếu không làm lại thẻ căn cước công dân?
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của ngân hàng BIDV? Ngân hàng thương mại có trách nhiệm bảo mật thông tin của người nộp thuế không?
- Mẫu 20-ĐK-TCT Tờ khai đăng ký thuế dùng cho người phụ thuộc theo Thông tư 86?
- Cách viết đơn vị tiền tệ trên hóa đơn điện tử như thế nào?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 cán bộ công chức Tòa án? Mức án phí dân sự vụ án có giá ngạch?
- Chi cục Thuế khu vực quận 7 huyện Nhà Bè làm việc đến mấy giờ?
- Tổng cục thuế công bố danh sách nhà cung cấp nước ngoài chưa đăng ký, kê khai, nộp thuế?
- Chi tiết lịch âm 2025, lịch dương 2025? Tết Nguyên đán rơi vào ngày nào dương lịch? Đi làm ngày Tết Nguyên đán 2025 có đóng thuế TNCN không?
- Thủ tục giảm thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu năm 2025?
- Tuổi nghỉ hưu sớm từ ngày 01/7/2025 được quy định như thế nào?