Chứng từ điện tử được xác nhận bằng hình thức nào từ năm 2025?
Chứng từ điện tử có phải chứng từ kế toán?
Tại khoản 1 Điều 17 Luật kế toán 2015 có quy định như sau:
Chứng từ điện tử
1. Chứng từ điện tử được coi là chứng từ kế toán khi có các nội dung quy định tại Điều 16 của Luật này và được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hóa mà không bị thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc trên vật mang tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán.
...
Theo đó, chứng từ điện tử chỉ được xem là chứng từ kế toán khi có các nội dung như sau:
- Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
- Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán; (nội dung này sẽ bị bãi bỏ bởi khoản 9 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025)
- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
- Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
- Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán;
- Những nội dung khác theo từng loại chứng từ (nếu có).
Đồng thời phải được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hóa mà không bị thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc trên vật mang tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán.
Khi có đầy đủ những nội dung trên thì chứng từ điện tử sẽ được xem là chứng từ kế toán.
Chứng từ điện tử được xác nhận bằng hình thức nào từ năm 2025? (Hình từ Internet)
Chứng từ điện tử được xác nhận bằng hình thức nào từ năm 2025?
Tại khoản 5 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2024 đã sửa đổi, bổ sung tên Điều và khoản 4 Điều 19 Luật Kế toán 2015 như sau:
Ký và xác nhận chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất. Chữ ký trên chứng từ kế toán của người khiếm thị được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền ký. Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký.
3. Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền duyệt chi và kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền ký trước khi thực hiện. Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên.
4. Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử hoặc các hình thức xác nhận khác bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Hiện hành, tại Điều 19 Luật Kế toán 2015 quy định như sau:
Ký chứng từ kế toán
…
4. Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử. Chữ ký trên chứng từ điện tử có giá trị như chữ ký trên chứng từ bằng giấy.
Như vậy, từ ngày 01/01/2025, chứng từ điện tử ngoài hình thức xác nhận bằng chữ ký điện tử thì còn có thể có các hình thức xác nhận khác bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử thay vì chỉ có thể có chữ ký điện tử như quy định hiện hành.
3. Quy định về định dạng chứng từ điện tử
Như vậy, từ năm 2025 chứng từ điện tử không bắt buộc phải ký bằng chữ ký điện tử,mà có thể xác nhận bằng phương thức điện tử khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Bên cạnh đó, Điều 33 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về định dạng chứng từ điện tử như sau:
- Định dạng biên lai điện tử:
Các loại biên lai quy định tại điểm b khoản 1 Điều 30 Nghị định 123/2020/NĐ-CP phải thực hiện theo định dạng sau:
+ Định dạng biên lai điện tử sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML (XML là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "eXtensible Markup Language" được tạo ra với mục đích chia sẻ dữ liệu điện tử giữa các hệ thống công nghệ thông tin);
+ Định dạng biên lai điện tử gồm hai thành phần: thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ biên lai điện tử và thành phần chứa dữ liệu chữ ký số;
+ Tổng cục Thuế xây dựng và công bố thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ biên lai điện tử, thành phần chứa dữ liệu chữ ký số và cung cấp công cụ hiển thị các nội dung của biên lai điện tử theo quy định tại Nghị định này.
- Định dạng chứng từ điện tử khấu trừ thuế thu nhập cá nhân:
Tổ chức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khi sử dụng chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo hình thức điện tử tự xây dựng hệ thống phần mềm để sử dụng chứng từ điện tử đảm bảo các nội dung bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
- Chứng từ điện tử, biên lai điện tử phải được hiển thị đầy đủ, chính xác các nội dung của chứng từ đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch để người sử dụng có thể đọc được bằng phương tiện điện tử.
- Tra cứu ngày cấp mã số thuế doanh nghiệp có bao nhiêu cách mới nhất 2025?
- Thời gian giảm thuế giá trị gia tăng 2025 theo Nghị định 180/2024/NĐ-CP kéo dài đến khi nào?
- Đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản tại thời điểm nào của kỳ kế toán?
- Lệ phí môn bài một năm phải nộp là bao nhiêu? Doanh nghiệp chậm nộp tờ khai thuế lệ phí môn bài bị phạt bao nhiêu tiền?
- Kinh doanh vận tải hành khách có bắt buộc xuất hóa đơn không? Thời điểm xuất hóa đơn đối với vận tải hành khách bằng xe taxi là khi nào?
- Hành vi hủy tiêu hủy hóa đơn không đúng trình tự thủ tục thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Văn phòng đại diện có tư cách pháp nhân không? Có được xuất hóa đơn không?
- Được miễn lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp mới thành lập năm 2025 không?
- Xe lăn cho người khuyết tật có chịu thuế GTGT không?
- Dịch vụ truyền hình có phải đối tượng chịu thuế GTGT không?