Các trường hợp nào được phân bổ thuế giá trị gia tăng?

Các trường hợp nào được phân bổ thuế giá trị gia tăng? Phương pháp phân bổ thuế giá trị gia tăng được thực hiện ra nào?

Người nộp thuế giá trị gia tăng là ai?

Căn cứ tại Điều 2 và Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Trong đó, người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng.

Các trường hợp nào được phân bổ thuế giá trị gia tăng?

Việc phân bổ thuế giá trị gia tăng sẽ được thực hiện đối với các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 80/2021/TT-BTC, cụ thể:

- Hoạt động kinh doanh xổ số điện toán;

- Hoạt động chuyển nhượng bất động sản, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP;

- Hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế quốc dân và quy định của pháp luật chuyên ngành;

- Đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp), trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP;

- Nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh.

Các trường hợp nào được phân bổ thuế giá trị gia tăng?

Các trường hợp nào được phân bổ thuế giá trị gia tăng? (Hình từ Internet)

Phương pháp phân bổ thuế giá trị gia tăng được thực hiện ra nào?

Cụ thể tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định về phương pháp phân bổ thuế giá trị gia tăng như sau:

(1) Phân bổ thuế giá trị gia tăng phải nộp đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh xổ số điện toán bằng (=) số thuế giá trị gia tăng phải nộp của hoạt động kinh doanh xổ số điện toán nhân (x) với tỷ lệ (%) doanh thu bán vé thực tế từ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán tại từng tỉnh trên tổng doanh thu bán vé thực tế của người nộp thuế.

Doanh thu bán vé thực tế từ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán được xác định như sau:

Trường hợp phương thức phân phối vé xổ số điện toán thông qua thiết bị đầu cuối: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán phát sinh từ các thiết bị đầu cuối đăng ký bán vé xổ số điện toán trong địa giới hành chính từng tỉnh theo hợp đồng đại lý xổ số đã ký với công ty xổ số điện toán hoặc các cửa hàng, điểm bán vé do người nộp thuế thiết lập trên địa bàn.

Trường hợp phương thức phân phối vé xổ số điện toán thông qua điện thoại và internet: Doanh thu được xác định tại từng tỉnh nơi khách hàng đăng ký tham gia dự thưởng khi mở tài khoản dự thưởng theo quy định của pháp luật về kinh doanh xổ số điện toán.

(2) Phân bổ thuế giá trị gia tăng phải nộp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản:

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh của hoạt động chuyển nhượng bất động sản bằng (=) doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản tại từng tỉnh nhân (x) với 1%.

(3) Phân bổ thuế giá trị gia tăng phải nộp đối với hoạt động xây dựng:

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh của hoạt động xây dựng bằng (=) doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động xây dựng tại từng tỉnh nhân (x) với 1%.

Doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng được xác định theo hợp đồng đối với các công trình, hạng mục công trình xây dựng.

Trường hợp công trình, hạng mục công trình xây dựng liên quan tới nhiều tỉnh mà không xác định được doanh thu của công trình tại từng tỉnh thì sau khi xác định tỷ lệ 1% trên doanh thu của công trình, hạng mục công trình xây dựng, người nộp thuế căn cứ vào tỷ lệ (%) giá trị đầu tư của công trình tại từng tỉnh trên tổng giá trị đầu tư để xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh.

(4) Phân bổ số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho tỉnh nơi đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất:

(i) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho tỉnh nơi có cơ sở sản xuất bằng (=) doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng nhân (x) với 2% (đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%) hoặc 1% (đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%) với điều kiện tổng số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho các tỉnh nơi có cơ sở sản xuất không được vượt quá số thuế giá trị gia tăng phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính.

Trường hợp cơ sở sản xuất điều chuyển thành phẩm hoặc bán thành phẩm cho đơn vị khác trong nội bộ để bán ra thì doanh thu của sản phẩm sản xuất ra được xác định trên cơ sở giá thành sản xuất sản phẩm.

(ii) Trường hợp người nộp thuế tính để khai, nộp theo tỷ lệ % quy định tại (i) mà tổng số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho các tỉnh nơi có cơ sở sản xuất lớn hơn tổng số thuế giá trị gia tăng phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính thì người nộp thuế phân bổ số thuế phải nộp cho các tỉnh nơi có cơ sở sản xuất theo công thức sau: Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất bằng (=) số thuế giá trị gia tăng phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính nhân (x) với tỷ lệ (%) doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra tại từng tỉnh trên tổng doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra của người nộp thuế.

(iii) Doanh thu dùng để xác định tỷ lệ phân bổ theo quy định tại (i) và (ii) là doanh thu thực tế phát sinh của kỳ tính thuế.

Trường hợp khai bổ sung làm thay đổi doanh thu thực tế phát sinh thì người nộp thuế phải xác định và phân bổ lại số thuế phải nộp của từng kỳ tính thuế có sai sót đã kê khai bổ sung để xác định số thuế giá trị gia tăng chênh lệch chưa phân bổ hoặc phân bổ thừa cho từng địa phương.

(5) Phân bổ số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh nơi có nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh:

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp tại từng tỉnh nơi nhà máy thủy điện nằm trên địa giới hành chính bằng (=) số thuế giá trị gia tăng phải nộp của nhà máy thủy điện nhân (x) với tỷ lệ (%) giá trị đầu tư của phần nhà máy thủy điện nằm trên địa giới hành chính từng tỉnh trên tổng giá trị đầu tư của nhà máy thủy điện.

Thuế giá trị gia tăng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thuế giá trị gia tăng được khai theo từng lần phát sinh trong trường hợp nào?
Pháp luật
Đâu là những hàng hóa, dịch vụ chịu thuế VAT 5%?
Pháp luật
Danh mục hàng hóa chịu thuế VAT 0% gồm những mặt hàng nào?
Pháp luật
Người nộp thuế giá trị gia tăng theo quý tự phát hiện không đủ điều kiện khai thuế theo quý thì cần làm gì?
Pháp luật
Cải cách chính sách thuế giá trị gia tăng đến năm 2030 thực hiện dựa trên giải pháp gì?
Pháp luật
Các trường hợp nào được phân bổ thuế giá trị gia tăng?
Pháp luật
Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi có phải chịu thuế giá trị gia tăng?
Pháp luật
Hội phí hàng năm thu từ hội viên có phải chịu thuế giá trị gia tăng không?
Pháp luật
Sản phẩm muối nào không phải chịu thuế giá trị gia tăng?
Pháp luật
Hiện nay đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng bao nhiêu?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch