Hội phí hàng năm thu từ hội viên có phải chịu thuế giá trị gia tăng không?

Hội phí hàng năm thu từ hội viên có phải chịu thuế giá trị gia tăng không? Người nộp thuế GTGT gồm những đối tượng nào? Người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT ở đâu?

Hội phí hàng năm thu từ hội viên có phải chịu thuế giá trị gia tăng không?

Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 13 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng quy định phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng:

Đối tượng không chịu thuế GTGT
...
b) Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1 %;
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
- Hoạt động kinh doanh khác: 2%

Đồng thời, căn cứ khoản 5 Điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định như sau:

Phương pháp tính thuế
...
5. Đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác không phải là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà các đơn vị này xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, cụ thể như sau:
+ Đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5%.
Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật: 2%.
+ Đối với kinh doanh hàng hóa: 1%.
+ Đối với hoạt động khác: 2%.

Ngoài ra, tham khảo tại Công văn 6592/CT-TTHT năm 2016 của Cục Thuế TP.HCM hướng dẫn thì khoản tiền lệ phí tham gia Liên Đoàn và hội phí hàng năm thu từ hội viên không phải chịu thuế GTGT, thuế TNDN (khoản thu được sử dụng phục vụ cho hoạt động của Liên Đoàn).

Như vậy, nếu việc thu phí từ hội viên hằng năm là nhằm phục vụ cho hoạt động trong Liên đoàn thì sẽ không thuộc đối tượng phải chịu cả thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

Hội phí hàng năm thu từ hội viên có phải chịu thuế giá trị gia tăng không?

Hội phí hàng năm thu từ hội viên có phải chịu thuế giá trị gia tăng không?

Người nộp thuế GTGT gồm những đối tượng nào?

Theo đó, căn cứ tại Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC, người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT, bao gồm:

(1) Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác;

(2) Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;

(3) Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;

(4) Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu;

(5) Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

(6) Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

Người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT ở đâu?

Tại Điều 20 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT tại địa phương nơi sản xuất, kinh doanh.

Trong đó, trường hợp người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì phải nộp thuế GTGT tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất và địa phương nơi đóng trụ sở chính.

Đối với trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng phương pháp trực tiếp có cơ sở sản xuất ở tỉnh, thành phố khác nơi đóng trụ sở chính hoặc có hoạt động bán hàng vãng lai ngoại tỉnh thì doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với doanh thu phát sinh ở ngoại tỉnh tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất, nơi bán hàng vãng lai. Doanh nghiệp, hợp tác xã không phải nộp thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu tại trụ sở chính đối với doanh thu phát sinh ở ngoại tỉnh đã kê khai, nộp thuế.

Trong trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông có kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính và thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ cùng tham gia kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương đó thì cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông thực hiện khai, nộp thuế GTGT đối với dịch vụ viễn thông cước trả sau như sau:

- Khai thuế GTGT đối với doanh thu dịch vụ viễn thông cước trả sau của toàn cơ sở kinh doanh với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trụ sở chính.

- Nộp thuế GTGT tại địa phương nơi đóng trụ sở chính và tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc.

Số thuế GTGT phải nộp tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc được xác định theo tỷ lệ 2% (đối với dịch vụ viễn thông cước trả sau chịu thuế GTGT với thuế suất 10%) trên doanh thu (chưa có thuế GTGT) dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc.

Thuế giá trị gia tăng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cải cách chính sách thuế giá trị gia tăng đến năm 2030 thực hiện dựa trên giải pháp gì?
Pháp luật
Các trường hợp nào được phân bổ thuế giá trị gia tăng?
Pháp luật
Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi có phải chịu thuế giá trị gia tăng?
Pháp luật
Hội phí hàng năm thu từ hội viên có phải chịu thuế giá trị gia tăng không?
Pháp luật
Sản phẩm muối nào không phải chịu thuế giá trị gia tăng?
Pháp luật
Hiện nay đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng bao nhiêu?
Pháp luật
Hàng hóa, dịch vụ nào áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%?
Pháp luật
Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Dịch vụ cho thuê tài chính có phải chịu thuế giá trị gia tăng không?
Pháp luật
Hướng dẫn phân bổ thuế giá trị gia tăng phải nộp cho tỉnh nơi địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch