Cải cách chính sách thuế giá trị gia tăng đến năm 2030 thực hiện dựa trên giải pháp gì?

Cải cách chính sách thuế giá trị gia tăng đến năm 2030 thực hiện dựa trên giải pháp gì? Cải cách chính sách thuế giá trị gia tăng đến năm 2030 thực hiện dựa trên giải pháp gì?

Mục tiêu tổng quát của chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 ra sao?

Theo khoản 2 Mục 1 Điều 1 Quyết định 508/QĐ-TTg năm 2022 quy định thì mục tiêu tổng quát của chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 như sau:

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách thuế gắn với cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới, phù hợp với thông lệ quốc tế;

Bảo đảm tỷ trọng thu nội địa, tỷ trọng giữa thuế gián thu và thuế trực thu ở mức hợp lý, khai thác tốt thuế, phí và lệ phí thu từ tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường;

Hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội trong pháp luật thuế và chính sách miễn, giảm, bảo đảm tính trung lập của thuế, hướng tới một hệ thống thuế đồng bộ, có cơ cấu bền vững, bảo đảm huy động hợp lý các nguồn lực cho ngân sách nhà nước, đồng thời, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, công bằng, khuyến khích đầu tư, thúc đẩy cạnh tranh, điều tiết thu nhập hợp lý, phù hợp với quá trình hội nhập, phát triển của nền kinh tế.

- Xây dựng ngành Thuế Việt Nam hiện đại, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, chuyên sâu, chuyên nghiệp theo phương pháp quản lý rủi ro, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ của người dân và doanh nghiệp;

Đồng thời trọng tâm của công tác quản lý thuế dựa trên nền tảng thuế điện tử và ba trụ cột cơ bản:

+ Thể chế quản lý thuế đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập;

+ Nguồn nhân lực chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới;

+ Công nghệ thông tin hiện đại, tích hợp, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong bối cảnh nền kinh tế số.

Cải cách chính sách thuế giá trị gia tăng đến năm 2030 thực hiện dựa trên giải pháp gì?

Cải cách chính sách thuế giá trị gia tăng đến năm 2030 thực hiện dựa trên giải pháp gì? (Hình từ Internet)

Cải cách chính sách thuế giá trị gia tăng đến năm 2030 thực hiện dựa trên giải pháp gì?

Theo điểm a khoản 1 Mục 3 Điều 1 Quyết định 508/QĐ-TTg năm 2022 quy định thì giải pháp cải cách chính sách thuế giá trị gia tăng theo chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 như sau:

- Mở rộng cơ sở thuế thông qua giảm nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng và nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 5%;

- Tiến tới cơ bản áp dụng một mức thuế suất;

- Nghiên cứu tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng theo lộ trình;

- Rà soát điều chỉnh ngưỡng doanh thu áp dụng phương pháp khấu trừ cho phù hợp với thực tế;

- Nghiên cứu áp dụng thống nhất phương pháp tính thuế theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với người nộp thuế có doanh thu dưới ngưỡng hoặc không đủ điều kiện áp dụng phương pháp khấu trừ;

- Hoàn thiện các quy định liên quan đến thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu, đảm bảo phản ánh đúng bản chất và phù hợp thông lệ quốc tế.

- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về khấu trừ thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng theo hướng đơn giản, minh bạch và đồng bộ với các quy định của pháp luật có liên quan.

Trường hợp nào không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng?

Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 209/2013/NĐ-CP thì các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng gồm:

- Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam, bao gồm các trường hợp:

+ Sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế); quảng cáo, tiếp thị;

+ Xúc tiến đầu tư và thương mại;

+ Môi giới bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;

+ Đào tạo; chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam.

- Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng bán tài sản.

- Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, hợp tác xã.

- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường được bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008.

Thuế giá trị gia tăng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cải cách chính sách thuế giá trị gia tăng đến năm 2030 thực hiện dựa trên giải pháp gì?
Pháp luật
Các trường hợp nào được phân bổ thuế giá trị gia tăng?
Pháp luật
Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi có phải chịu thuế giá trị gia tăng?
Pháp luật
Hội phí hàng năm thu từ hội viên có phải chịu thuế giá trị gia tăng không?
Pháp luật
Sản phẩm muối nào không phải chịu thuế giá trị gia tăng?
Pháp luật
Hiện nay đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng bao nhiêu?
Pháp luật
Hàng hóa, dịch vụ nào áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%?
Pháp luật
Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Dịch vụ cho thuê tài chính có phải chịu thuế giá trị gia tăng không?
Pháp luật
Hướng dẫn phân bổ thuế giá trị gia tăng phải nộp cho tỉnh nơi địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch