![Hỏi đáp pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/hoi-dap-phap-luat-default.jpg)
Người ông của bà Nguyễn Thị Thu Hà có một con với người vợ đầu tiên. Sau khi người vợ này bỏ đi, ông lấy vợ khác (là bà nội của bà Hà). Bà nội của bà Hà đã nuôi người con của vợ đầu từ khi 4 tuổi cho đến khi tham gia kháng chiến chống Mỹ, sau đó hy sinh. Hiện nay người vợ đầu của ông muốn thờ cúng liệt sĩ. Bà Hà hỏi, trong trường hợp này ai là người được hưởng trợ cấp liệt sĩ?
Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa là gì?
Cải chính công khai là gì?
Năm 2009, bà Đàm Thị Thuỷ trúng tuyển công chức và được phân công công tác tại Văn phòng HĐND và UBND huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 2013, vì lý do con nhỏ, bà Thuỷ làm đơn xin chuyển công tác về Văn phòng HĐND và UBND huyện Minh Long, là huyện nghèo. Bà Thuỷ hỏi, bà có được hưởng trợ cấp lần đầu và phụ cấp chuyển vùng theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không?
Theo phản ánh của bà Nguyễn Thị Hương (tỉnh Thừa Thiên Huế), nhà bà Hương có 3 liệt sĩ ở TP. Huế, ngày 27/7/2014 gia đình bà nhận được 700.000 đồng tiền trợ cấp. Theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, liệt sĩ không còn người hưởng trợ cấp tiền tuất hằng tháng thì người thờ cúng được hưởng trợ cấp thờ cúng mỗi năm một lần, mức trợ cấp 500.000 đồng. Ở tỉnh Quảng Ngãi thì người thờ cúng 1 liệt sĩ được hưởng trợ cấp 300.000 đồng/năm Bà Hương thắc mắc, tại sao cùng một chính sách nhưng các địa phương lại thực hiện khác nhau? Vậy, địa phương nào thực hiện đúng, địa phương nào thực hiện sai quy định?
Tôi năm nay 59 tuổi, là con liệt sĩ. Hiện nay sức khỏe của tôi không tốt, việc đi lại gặp khó khăn do bị khuyết tật, gia đình thuộc hộ cận nghèo. Vậy tôi có được hưởng trợ cấp hàng tháng đối với con liệt sĩ bị khuyết tật không? Hồ sơ thủ tục cần những gì?
Bố mẹ cháu tham gia thanh niên xung phong (không liên tục, cộng dồn, mẹ cháu có thời gian là hơn hai năm. Bố cháu có 5 năm nhưng bố cháu đã mất). Vì gia đình cháu sau giải phóng đi kinh tế mới nên bố mẹ cháu mới được hướng dẫn làm hồ sơ và được công nhận. Nay cháu xin hỏi bố mẹ cháu được trợ cấp những khoản tiền như thế nào, xin luật gia hướng dẫn?
Tôi có người anh họ là người khuyết tật nặng, hiện anh đang hưởng trợ cấp hàng tháng. Anh tôi có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ anh qua đời đã 2 năm, anh có hai chị gái đều lấy chồng xa lại có hoàn cảnh cơ cực. Hai bác tôi mất đi, anh tôi sống một mình nhưng vất vả, nhiều khi ốm đau không có ai chăm sóc. Họ hàng bàn bạc nên xin Nhà nước trợ cấp và hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với gia đình khuyết tật nặng. Tôi xin luật gia cho biết những thủ tục về hồ sơ để gia đình chủ động.
Ông Lê Ngọc Nhất (linhanh102@...) hỏi: 4 tháng trước bố tôi mổ thay khớp háng nhân tạo bên phải do hoại tử xương, khớp háng bên trái bị hoại tử độ III. Vậy, bố tôi có được hưởng trợ cấp đối với người khuyết tật không, nếu được thì cần những thủ tục gì?
Tôi có người ông (ông là em trai ông nội tôi) là liệt sỹ chống Pháp. Ông tôi không có con nên việc thờ cúng ông do bố tôi chịu trách nhiệm. Bố tôi mất cách đây 3 năm nên việc thờ cúng ông tôi do tôi đảm nhiệm. Hằng năm đến ngày Thương binh - Liệt sỹ, tôi vẫn được mời dự nhưng chưa được hưởng chế độ gì đối với việc thờ cúng ông tôi. Nay qua chuyên mục, tôi muốn hỏi rõ thêm về quy định này. Tôi có được hưởng chính sách thờ cúng liệt sỹ hay không, thủ tục như thế nào?
Theo phản ánh của bà Đinh Thị Hòa (xã Hạ Mỗ, huyện Đan phượng, Thành phố Hà Nội), bà Nguyễn Thị Xuân mẹ đẻ của bà Hòa, tham gia thanh niên xung phong từ cuối năm 1968. Tháng 12/1970 bà Xuân trở về địa phương tham gia giảng dạy tại trường tiểu học xã Hạ Mỗ. Tháng 6/1971 bà Phương được phân công làm nhiệm vụ thanh niên xung phong. Tháng 12/1972, bà Xuân hoàn thành nghĩa vụ, trở về địa phương tiếp tục giảng dạy tại trường tiểu học Hạ Mỗ. Tháng 5/2004 bà Xuân nghỉ hưu. Trong quyết định nghỉ hưu của bà Xuân có ghi thời gian tham gia nghĩa vụ thanh niên xung phong, nhưng trong sổ bảo hiểm xã hội của bà chỉ ghi bà làm công tác giảng dạy từ tháng 12/1970 đến tháng 4/2004. Qua Cổng TTĐT Chính phủ, bà Hòa hỏi: Mẹ của bà có được hưởng thêm chế độ nào đối với thời gian tham gia thanh niên xung phong không, nếu được thì gia đình bà cần làm những thủ tục gì?
Theo phản ánh của ông Dương Mạnh Thao (huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang), con trai ông là quân nhân Dương Quang Thể, nhập ngũ ngày 6/9/2010, chết ngày 21/9/2011 trong khi làm nhiệm vụ, được chứng nhận là tử sĩ và gia đình đã được thông báo về việc nhận trợ cấp tai nạn lao động. Tuy nhiên, gia đình ông Thao không đồng ý với cách giải quyết này và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải đáp về trường hợp của con trai ông.
Ông Nguyễn Văn Vân (tỉnh Đắk Lắk) hỏi: Chế độ với quân nhân tham gia kháng chiến theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg được áp dụng kể từ ngày 1/1/2009. Nay tôi có thể làm thủ tục để được hưởng chế độ theo Quyết định này không nếu tôi đủ điều kiện?
Chúng tôi có thời gian phục vụ trong quân đội từ 15 năm đến dưới 20 năm, hiện đang hưởng chế độ theo Quyết định 142/2008 ngày 27/10/2008 của Chính phủ. Hiện căn cứ vào điểm I khoản 1 điều 33, mục 7 Nghị định số 31/2013 ngày 9/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng thì có một số người đang hưởng Quyết định 42, đủ điều kiện được hưởng chế độ bệnh binh theo Nghị định 31. Xin hỏi một số người đang hưởng chế độ theo Quyết định 142 mà có đủ điều kiện hưởng chế độ người có công thì phải làm thế tục như thế nào?
Tôi nhập ngũ tháng 2/1975, đến 12/1990 thì chuyển ngành. Tháng 3/1993, vì điều kiện sức khỏe nên cơ quan cho nghỉ chế độ với tiền thanh toán lúc đó khoảng 1 triệu đồng. Từ đó đến nay tôi sống nhờ vào gia đình chứ bản thân không được hưởng chế độ nào của Nhà nước. Có một lần đọc báo tôi thấy những quân nhân nhập ngũ trước 1975 chưa được hưởng chế độ thì được hưởng trợ cấp. Vậy xin hỏi luật gia, trường hợp của tôi có được hưởng chế độ nào không? .
Tôi là bệnh binh hạng 2, có thời gian công tác liên tục trong quân đội là 15 năm 7 tháng. Qua đọc báo NNVN ra ngày 2/6/2010, trong mục Luật sư của bạn về chế độ đối với người lao động đã hưởng chế độ một lần, có đoạn viết “đối với những người có đủ 15 năm công tác trong quân đội thì được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng”. Vậy, trường hợp của tôi có được chuyển từ chế độ bệnh binh sang chế độ hưu trí không? Nếu được thì tôi phải làm những thủ tục, hồ sơ như thế nào?
Tôi đang được hưởng trợ cấp theo Quyết định 142 (ngày 28/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ). Trong quyết định nói rõ, khi Chính phủ điều chỉnh tiền lương, trợ cấp thì mức hưởng trợ cấp của chúng tôi được điều chỉnh tương ứng. Năm 2012, Chính phủ đã điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 1/5, các đối tượng hưởng lương, hưởng trợ cấp xã hội như: thương binh, bệnh binh, chất độc da cam, những người hưởng tiền tuất hằng tháng đã được điều chỉnh nhưng những người hưởng trợ cấp theo Quyết định 142 như chúng tôi đến hết tháng 10/2012 vẫn không được điều chỉnh. Vậy, xin luật gia cho chúng tôi biết, cấp nào làm bản điều chỉnh tăng trợ cấp, cấp nào ra quyết định điều chỉnh trợ cấp hằng tháng cho đối tượng hưởng trợ cấp theo Quyết định 142? Để biết được quyền lợi của mình, chúng tôi sẽ gặp cấp nào để được giải quyết?