Kính thưa UBND tỉnh Đồng Nai. Tháng 1/2014 tôi có kế hoạch xây dựng lại căn nhà cũ của tôi, tôi được biết theo Nghị định 64/2012 của Thủ tướng chính phủ và theo bộ thủ tục hành chính của UBND tỉnh Đồng Nai được nieem yết trên cổng điện tử thì thẩm quyền cấp GPXD nhà ở nôg thôn thuộc về UBND cấp xã. Khi tôi ra UBND xã Phước Bình thì đuwọc Cán bộ hướng dẫn nói là không thuộc thẩm quyền của UBND xã mà là thẩm quyền của huyện. Tôi thực sự không hiểu tại sao Chính phủ quy định và UBND tỉnh quy định vậy mà UBND xã lại không thực hiện. Vậy tôi đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai cho tôi biết việc cấp GPXD nhà ở nông thôn cuối cùng là thuộc thẩm quyền ở đâu giải quyết để người dân chúng tôi được biết để thuận tiện trong công việc và thời gian đi lại, vì đi lên tới trên huyện với quãng đường rất xa... Tôi xin cảm ơn các cấp.(Phạm Thành Sơn)
Cố tình trì hoãn việc di chuyển gây trở ngại cho việc xây dựng, cải tạo công trình đường sắt bị xử phạt như thế nào? Mong nhận được câu trả lời từ ban biên tập. Xin cám ơn!
Di chuyển chậm trễ các công trình gây trở ngại cho việc xây dựng, cải tạo công trình đường sắt bị xử phạt như thế nào? Mong nhận được câu trả lời từ ban biên tập. Xin cám ơn!
Ông Bế Văn M là chủ căn hộ số X, trong ngõ Y, thị trấn Đồng Mỏ, tỉnh Lạng Sơn. Căn hộ này có diện tích 36m2 (chiều rộng 4m, chiều dài 9m), nằm gần ga Đồng Mỏ về phía khu gian Đồng Mỏ - Lạng Sơn do ông M mua của một người khác bằng giấy tờ viết tay từ năm 1986 (có chứng nhận của UBND thị trấn). Ông M vẫn ở căn hộ đó từ khi mua cho tới nay, không có tranh chấp. Tháng 01 năm 2006, do căn nhà cũ nát, ông M đã cho phá đi để xây lại căn hộ mới một tầng đổ mái bằng bê tông cốt thép; đồng thời ông xây lấn vào hành lang bảo vệ an toàn giao thông đường sắt 2,5m theo chiều dài nhà để làm công trình phụ, tổng diện tích công trình phụ lấn chiếm là 2,5m x 4m = 10m2. Do nhà ở sâu trong ngõ khuất nên chính quyền địa phương cũng không phát hiện việc xây nhà này của ông M nên ông vẫn ở bình thường. Tuy nhiên, Đội giám sát an toàn giao thông vận tải đường sắt của Công ty Hà Lạng đã phát hiện ra việc lấn chiếm hành lang an toàn giao thông vận tải đường sắt của ông M nên đã có văn bản kiến nghị gửi UBND thị trấn Đồng Mỏ đề nghị xử lý việc vi phạm trên của ông M. Chủ tịch UBND thị trấn Đồng Mỏ sẽ xử lý vụ việc trên như thế nào?
Kính gửi Luật sư: Hiện nay công ty tôi đã ký kết và thi công một gói thầu xây dựng. Nhưng bên nhà thầu triển khai thi công chậm tiến độ dù đã được chủ đầu tư mời họp và đã cam kết bằng văn bản 3 lần. Nhưng đến nay vẫn cố tình chây ỳ làm cầm chừng. Vậy bên tôi căn cứ vào các điều khoản trong hợp đồng, luật xd, Luật đấu thầu để chấm dứt hợp đồng thì có vi phạm gì không. Bởi vì trong luật không qui định rõ về việc này. Mong nhận được sự tư vấn góp ý của Luật sư về việc này. Chân thành cảm ơn
Tôi muốn làm giấy uỷ quyền cho đội trưởng đội xây dựng ký kết hợp đồng nhận khoán công trình xây dựng với đối tác và chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với hợp đồng đó và trước pháp luật thì có được không? Thủ tục như thế nào?
Ông Phạm Văn Tùng (Lào Cai) thắc mắc: Khi cá nhân có đủ chứng chỉ hành nghề tư vấn, nếu muốn hành nghề tư vấn độc lập trong các lĩnh vực như khảo sát, thiết kế, thẩm định dự toán... thì có phải đăng ký kinh doanh không?
Đối với các vụ án đòi bồi thường thiệt hại do xây dựng công trình liền kề làm lún, nứt nhà, nguyên đơn có đơn đề nghị giám định nhưng không nộp lệ phí giám định thì giải quyết như thế nào? Tòa án có ra quyết định tạm đình chỉ hoặc trả lại đơn vì chưa đủ điều kiện khởi kiện không?
Do đồng chí Chủ tịch UBND xã P được luân chuyển lên UBND huyện nhận nhiệm vụ mới nên anh V, chuyên viên của UBND huyện được điều động về bổ sung cho xã P. Hội đồng nhân dân xã đã tổ chức việc bầu bổ sung và tháng 8-2006, anh V được bầu làm Chủ tịch UBND xã P. Khi về nhận nhiệm vụ mới, anh V biết được rằng ông B, Phó Chủ tịch UBND xã có em trai là anh S đang làm cán bộ địa chính của xã. Anh S là cán bộ trẻ, được Đảng uỷ đánh giá là có năng lực, đã học xong chương trình trung cấp địa chính và được tuyển dụng về làm cán bộ địa chính đã hơn một năm. Trong tập thể lãnh đạo UBND xã, cho đến thời điểm anh V về làm Chủ tịch UBND xã thì ông B vẫn được phân công làm Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách lĩnh vực kinh tế, xây dựng, đất đai nên công việc của anh S cũng có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, thấy việc để cả hai anh em ông B cùng quản lý theo dõi trong cùng một lĩnh vực có điều tiếng xì xào nên trong buổi họp phân công công tác sau đó, anh V đã nêu vấn đề phân công lại công tác và tập thể UBND xã đã nhất trí về việc chuyển ông B sang phụ trách, theo dõi lĩnh vực nội chính, văn xã, còn anh V sẽ trực tiếp quản lý lĩnh vực kinh tế, xây dựng, đất đai mà trước đây ông B đảm nhiệm. Sự điều chuyển này làm ông B không hài lòng. Chủ tịch UBND xã P giải quyết như vậy có hợp lý không?
Trong phần Phụ lục của Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/4/2009 có dòng viết "Các thành phố trực thuộc tỉnh (trừ các thành phố nêu tại vùng II) là thuộc vùng III cũng như nội dung của Điểm c, Khoản 1, Mục II, Thông tư số 23/2008/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2008" và nội dung "Khoản 3 Điều 2 và Ý thứ nhất Điểm III của phụ lục kèm theo Nghị định số 110/2008/NĐ-CP ngày 10/10/2008 của Chính phủ". Hiện tại, địa bàn Tp Lạng Sơn có thuộc diện được vào danh sách vùng III như nội dung các văn bản trích dẫn nêu trên hay không? Khi thực hiện điều chỉnh Dự toán xây dựng công trình đối với các công trình trên địa bàn thuộc địa giới hành chính của Tp Lạng Sơn có được đưa vào khu vực thuộc diện vùng III như theo quy định của các văn bản trích dẫn như trên hay không, hay là áp dụng theo các khu vực vùng IV theo các huyện và địa bàn còn lại?
Chúng tôi đang Thẩm tra một số bộ Hồ sơ điều chỉnh bổ sung Dự toán theo Thông tư số 03/2008/TT-BXD ngày 25/01/2008 và Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008. Hồ sơ thiết kế đã được đơn vị Tư vấn thẩm tra theo bộ Định mức 24-33/2005 do Bộ xây dựng ban hành và Bộ Đơn giá số 19/2006 do UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành ngày 26/11/2006. Trong quá trình thiết kế lập dự toán và Thẩm tra đơn vị thiết kế và Đơn vị thẩm tra (Kết quả thẩm tra ra ngày 29/6/2007)Dự toán không áp dụng hệ số điều chỉnh Nhan công theo mức phụ cấp khu vực hướng dẫn tại Công văn số 183/2007/HD-UBND-KT ngày 06/3/2007 đối với các địa bàn thuộc khu vực có hệ số phụ cấp 30% trên mức tiền lương tối thiểu với công tác Xây dựng là 1,028 và với công tác Lắp đặt là 1,026, mà tính tất cả bằng 1. Nay trong quá trình tiến hành điều chỉnh bổ sung Dự toán theo tinh thần Thông tư 03 và Thông tư 09/2008 như đã nêu. Đơn vị chúng tôi có cần thiết phải đưa hệ số phụ cấp khu vực vào Dự toán điều chỉnh không? Nếu giữ nguyên theo Thiết kế và Thẩm tra đã dược phê duyệt có được không?
Cũng trong tình huống như nội dung trên. Khi Đơn vị thiết kế lập dự toán và Đơn vị Tư vấn thẩm tra thiết kế áp dụng Định mức tỷ lệ chi phí theo Quyết định số 10/2005 và 11/2005/QĐ-BXD về ban hành Định mức chi phí thiết kế và Chi phí tư vấn... Nay khi tiến hành thẩm tra dự toán điều chỉnh bổ sung theo Thông tư 03 và Thông tư 09/2008/TT-BXD và Thông tư 05/2009/TT-BXD (thời điểm Quý I năm 2009) có được sử dụng hệ thống Định mức tỷ lệ chi phí Tư vấn theo Công văn 1751/2007 cho các khoản mục chi phí Tư vấn không?
Tôi xin được sự tư vấn của luật sư về việc bồi thường, hỗ trợ công trình xây dựng trên đất nông nghiệp.
1. Có hộ gia đình có thửa đất 15600 m2, đã được cấp GCN QSD đất trong đó có 265m2đất ở, 1500m2đất trồng cây lâu năm (đã được xác định rõ vị trí trên GCN), diện tích còn lại là đất bằng trồng cây hàng năm. Trên GCN đã ghi rõ đất bằng trồng cây hàng năm không được xây dựng công trình. Tuy nhiên, hiện tại hộ gia đình đã xây dựng nhà ở, các công trình phụ trợ (giếng nước, sân, nhà bếp, nhà tắm,...) trên phần diện tích đất ở, đất trồng cây lâu năm và một số công trình xây dựng trên phần diện tích đất trồng cây hàng năm. Tổng diện tích xây dựng là 658m2 (tự ý xây dựng)Vậy, khi nhà nước thu hồi đất để bồi thường GPMB thì các công trình xây dựng trên đất trồng cây lâu năm và trên đất trồng cây hàng năm có được bồi thường, hỗ trợ không?
2. Có hộ gia đình khai hoang được thửa đất rộng 2000m2; đã xây nhà ở và công trình phụ trợ với diện tích 450m2; hiện tại nhà nước thu hồi đất để bồi thường toàn bộ diện tích 2000m2này. Gia đình không có chỗ ở nào khác.Vậy, gia đình có được bồi thường, hỗ trợ đối với công trình nói trên không?có được xét cấp tái định cư không? nếu được thì thực hiện như thế nào?
Xin chân thành cảm ơn.
Ba mẹ tôi có một lô đất nông nghiệp ở TP Hồ Chí Minh, đã có nhà trên đó và ở từ năm 1990 đến nay. Năm 2005 ba tôi chết, không để lại di chúc. Nay gia đình tôi đều nhất trí chuyển quyền sử dụng đất đó sang cho tôi. Vậy tôi muốn chuyển phần nhà và đất cho tôi đứng tên có được không? Thủ tục như thế nào? Và có phải đóng thuế gì không?
1) Theo quyết định 18 của BXD về quản lý chất lượng công trình thì có mẫu về báo cáo chất lượng công trình của TVGS, ĐVTC, TVTK. Theo nghị định số 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình thì không có mẫu báo cáo. Vậy có yêu cầu các đơn vị báo cáo không? Theo mẫu nào?
2) Quyết định số 1260/1998/QĐ-BXD ngày 28/11/1998 và quyết định số 10/2001/QĐ-BXD ngày 11/06/2001về việc ban hành bảng giá dự toán ca máy và thiết bị xây dựng. Hai quyết định trên có còn hiệu lực không? Quyết định nào thay thế 2 quyết định trên?
Theo quy định tại điểm c khoản 1, điều 21 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về chất lượng công trình XD thì: Chủ Đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do Nhà thầu thi công XD công trình cung cấp, lắp đặt theo yêu cầu thiết kế, bao gồm: Giấy chứng nhận chất lượng của Nhà sản xuất và kết quả kiểm định, thí nghiệm vật liệu, thiết bị của phòng thí nghiệm hợp chuẩn trước khi đưa vào xây dựng công trình. Các Nhà thầu thi công xây dựng công trình đã lấy mẫu vật liệu tại công trường đưa đi thí nghiệm, kiểm định tại các trung tâm thí nghiệm (như Trung tâm tiêu chuẩn kỹ thuật đo lường chất lượng 3, Trung tâm thí nghiệm điện 2, ... ). Kết quả thí nghiệm của các trung tâm có đóng dấu pháp nhân (dấu tròn) xác nhận cộng với dấu Las (hoặc ViLas) kèm theo tùy từng loại vật liệu yêu cầu thí nghiệm [có loại vật liệu được đóng dấu Las (hoặc ViLas), có loại vật liệu không đóng dấu Las (hoặc ViLas) như: kết quả thí nghiệm mẫu ống nước PVC và STK, kính xây dựng, thanh nhựa làm cửa nhựa lõi thép, ... do Trung tâm tiêu chuẩn kỹ thuật đo lường chất lượng 3 cấp; kết quả thí nghiệm cáp điện lực, thiết bị điện, ... do Trung tâm thí nghiệm điện 2 cấp; các thiết bị PCCC do Cục Cảnh sát PCCC thẩm duyệt ; ..v.v.]. Như vậy:
1. Kết quả thí nghiệm chỉ đóng dấu pháp nhân xác nhận mà không có dấu Las (hoặc ViLas) có giá trị pháp lý như kết quả thí nghiệm có dấu Las (hoặc ViLas) không?
2. Nếu kết quả thí nghiệm của hai trường hợp trên không có tính pháp lý như nhau thì phải đi kiểm định, thí nghiệm ở đâu? Đơn vị nào có chức năng thí nghiệm và đóng dấu Las (hoặc ViLas) cho các loại vật liệu, thiết bị như trên?
Tôi hợp đồng xây dựng căn nhà. Trong quá trình thi công thì không có vấn đề gì nhưng sau 2 năm sử dụng thì chất lượng công trình xuống cấp rất nhanh. Xin hỏi Nhà nước có quy định gì về việc bảo đảm chất lượng các công trình xây dựng (CTXD)?
Đề nghị Luật sư cho hỏi nội dung liên quan đến thu hồi đất nông nghiệp. Nội dung câu hỏi như sau: Việc thu hồi đất nông nghiệp của dân (đã có sổ đỏ) để xây dựng các công trình có đúng quy định không, các bước tiến hành và căn cứ vào các quy định nào? Nội dung hỏi liên quan đến việc thu hồi đất nông nghiệp của dân trong trường hợp đất đổi đất cùng mục đích sử dụng vì là xây dựng nhà máy nước sạch nên xã không có tiền đền bù GPMB nên xã đổi đất UB cho các hộ dân, như vậy đúng hay sai? Vậy trân trọng đề nghị luật sư trả lời giúp. Xin chân thành cảm ơn.