Tra cứu hỏi đáp di chúc

Hỏi đáp pháp luật Công nhận di chúc và khai nhận di sản thừa kế theo di chúc 08:44 | 07/09/2016

Năm 2003, bà tôi (là bác ruột của mẹ tôi và nuôi mẹ tôi từ nhỏ) có soạn 1 di chúc chuyển quyền sở hữu nhà ở (sổ đỏ đứng tên bà) cho mẹ tôi, có 2 người làm chứng (không có quan hệ họ hàng với gia đình tôi) nhưng không đi công chứng. Bà đã mất năm 2004. Nay gia đình tôi muốn làm lại sổ đỏ đứng tên mẹ tôi thì di chúc có được công nhận không? Và chúng tôi cần những thủ tục gì?

Hỏi đáp pháp luật Di chúc không ghi rõ thông tin - Hưởng thừa kế theo di chúc trong trường hợp người để lại di sản còn mẹ 08:44 | 07/09/2016

Chị vợ tôi độc thân, khi chết để lại tài sản là ngôi nhà 30m2. Chúng tôi tìm được mảnh giấy có nội dung: để lại toàn bộ tài sản cho vợ tôi và dặn vợ tôi chăm sóc mẹ già. Nhưng di chúc chỉ viết tên vợ tôi không có số CMND, có ngày tháng năm. Vậy di chúc có hợp pháp không? Vợ tôi phải làm thế nào để được hưởng thừa kế của chị tôi trong khi chị còn mẹ già và các em khác?

Hỏi đáp pháp luật Chia di sản thừa kế theo di chúc 08:41 | 07/09/2016

Bác tôi mất ngày 27/01/2014, để lại di chúc có 3 người làm chứng (không có liên quan đến tài sản), không có có công chứng, chứng thực. Cho tôi được hưởng quyền sử dụng đất của bác tôi với nghĩa vụ và trách nhiệm: Chăm sóc Bà nội và Bác tôi lúc còn sống, Làm đám tang khi mất; đồng thời chi trả tổng số tiền cho 12 người là em và cháu của Bác tôi là 500.000.000đ (Năm trăm triệu đồng) trong thời gian là 60 (sáu mươi) tháng. Nay tôi muốn làm thủ tục sang tên đất thì phải làm những thủ tục gì và có phải trả ngay khoản tiền năm trăm triệu đồng không

Hỏi đáp pháp luật Biên bản có giá trị như di chúc không? 08:40 | 07/09/2016

Xin chào quý luật sư và các thành viên của diễn đàn! Tôi xin trình bày sự việc của tôi như sau: Năm 2006, khi đó mẹ tôi 74 tuổi còn minh mẫn. Mẹ tôi muốn phân chia quyền thừa kế cho các con nên đã họp gia đình với sự tham gia của các con và sự chứng kiến của đại diện thôn, cán bộ địa chính lập ra "BIÊN BẢN KHẢO SÁT VỊ TRÍ DIỆN TÍCH LÔ ĐẤT XIN LẬP THỦ TỤC SANG TÊN QUYỀN THỪA KẾ TÀI SẢN LÀ NHÀ ĐẤT CHO CÁC CON". Trong biên bản ghi rõ bên giao quyền thừa kế là mẹ tôi, và bên nhận quyền thừa kế là anh, chị, em tôi. Biên bản đã có chữ ký của các bên tham dự và có dấu xác nhận của UBND xã. Vậy tôi xin hỏi: 1. Biên bản trên có giá trị như di chúc và thay thế cho di chúc trong trường hợp mẹ tôi chưa lập di chúc không? 2. Mẹ tôi vẫn còn sống thì UBND, Sở Tài Nguyên Môi Trường có thể dựa vào biên bản đó để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chúng tôi không? 3. Hiện tại mẹ tôi vẫn còn sống và còn minh mẫn thì mẹ tôi có quyền thay đổi hay hủy bỏ biên bản trên hay không? Kính mong giải đáp từ phía luật sư và các thành viên của diễn đàn Tôi xin chân thành cảm ơn.

Hỏi đáp pháp luật Biên bản họp gia đình liệu có thể xem đó là di chúc 08:40 | 07/09/2016

Ông bà A có 6 người con, đầu năm 2009 ông A tổ chức họp gia đình bàn về việc phân chia tài sản của mình sau khi chết, Kết thúc cuộc họp mọi người đều đã ký tên vào biên bản. Trong biên bản ghi rõ: tên biên bản "Biên bản họp gia đình" trong đó có đề cập tới chuyện phân chia tài sản và một số vấn đề liên quan khác, có 2 người làm chứng. Cũng trong năm 2009 đó, ông bà A mất. Vậy Luật sư cho em hỏi: Biên bản họp gia đình đó có được xem là di chúc không Trong biên bản đó có ghi rõ giao cho người con út toàn bộ quyền sử dụng đất vườn và đất ở, chừa lại 50m2 đất để thờ cúng. Vậy người con út có thể làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất sang tên của mình không, thủ tục như thế nào? Mong các Luật sư tư vấn giúp!

Hỏi đáp pháp luật Phân chia tài sản trong trường hợp không có di chúc 08:18 | 07/09/2016

Chào luật sư Tôi có một số vấn đề mong anh/chị có thể tư vấn giúp. Mẹ tôi là con gái thứ 2 trong gia đình có 5 anh chị em (gồm 2 trai và 3 gái). Hai cậu của tôi đã lập gia đình và có con. Cậu lớn đã mất, giờ còn vợ và 1 con gái. Cậu thứ 2 có vợ và 2 người con gái. Ông ngoại tôi đã mất được gần chục năm nay, khi mất không kịp để lại di chúc. Từ trước đến nay, cậu lớn và vợ con ở 1 mảnh đất 200m, trước kia là đất rau 5% do hợp tác xã cấp, giờ chuyển đổi thành đất ở, vợ cậu nói rằng khi ông còn sống đã nhượng quyền sử dụng đất cho nhà cậu tôi, tuy nhiên không có giấy tờ gì chứng thực cả. Nhà cậu thứ 2 vẫn ở trên mảnh đất 130 m của ông bà, lo hương hỏa cho tổ tiên. Bác cả, mẹ tôi và dì tôi đều đi lấy chồng ( cũng ở gần nhà ông bà tôi), hộ khẩu vẫn ở tại xã. Từ trước tới giờ, trong gia đình vẫn chưa xảy ra tranh chấp gì, tuy nhiên khi nói đến vấn đề đất đai, 2 vợ của 2 cậu lại nói rằng, tài sản của ông để lại chỉ chia cho 2 người con trai trong gia đình ( tức 2 cậu của tôi), còn 3 người con gái đi lấy chồng thì không được gì cả trong khi ông ngoại tôi mất đột ngột, không để lại di chúc gì, cũng không có giấy tờ gì chứng thực điều này. Bà ngoại tôi thì cũng nói: cho 2 thằng con trai ( 1 người 200m đất, 1 người 130 m đất) Tôi muốn hỏi rằng: Nếu như theo đúng luật,việc phân chia tài sản trong trường hợp không có di chúc, không có giấy tờ này phải phân chia như thế nào? Trước kia, bác gái, mẹ tôi và dì tôi đều được xã cấp cho đất rau 5% tại mảnh đất 200m mà cậu lớn đang ở, nhưng vợ cậu lại nói rằng bây giờ đất rau 5% được chuyển thành đất ở theo nghị định 64 và ông đã nhượng cho rồi ( cũng không có giấy tờ gì chứng thực). Vậy liệu bác gái, mẹ và dì tôi có thể lấy lại được phần đất trước kia không? 

Hỏi đáp pháp luật Xác định tài sản riêng khi ly hôn và thủ tục phân chia tài sản khi không lập di chúc. 08:18 | 07/09/2016

Kính thưa luật sư, Tôi có 02 câu hỏi liên quan đến vấn đề xác định tài sản riêng khi ly hôn và thủ tục phân chia tài sản khi không lập di chúc. Xin nhờ luật sư tư vấn giúp. 1. Dì tôi có một khu đất được làm sổ đỏ vào khoảng năm 1996. Trước thời điểm đó, khu đất này do bà ngoại tôi sử dụng và đóng thuế (nhưng được biết vào thời điểm đó bà tôi chưa được làm sổ đỏ). Đến khoảng năm 1996 bà tôi cho riêng dì tôi mảnh đất trên (không làm giấy cho tặng nhưng tất cả mọi thành viên trong dòng họ tôi đều biết điều này) và dì tôi thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất và được cấp sổ từ đó đến nay. Dì tôi kết hôn với dượng tôi trước thời điểm dì được cho mảnh dất trên. Hiện tại, dì dượng tôi đang định ly hôn nhưng dì tôi rất lo lắng vì không biết làm sao để chứng minh mảnh dất trên là do bà ngoại cho riêng dì. Tôi xin hỏi luật sư trong tường hợp này thì có cách nào giúp dì tôi chứng minh mảnh đất trên là tài sản riêng hay không, có thể nhờ bà con họ hàng là người làm chứng được không? 2. Ngoại tôi mất nhưng không để lại di chúc, hiện tại ngoại còn đang đứng tên trên sổ đỏ một mảnh đất. Dì út tôi sống với ngoại tôi và chăm sóc bà cho đến khi bà qua đời. Khi ngoại còn sống, ngoại có bảo với các người con của mình là mảnh đất này ngoại cho dì út nhưng chưa làm giấy cho tặng. Sau khi ngoại mất, con của cậu tôi (cậu tôi đã qua đời) muốn chia đều phần đất này cho họ (nhưng chưa chính thức yêu cầu chia tài sản) và các con của ngoại. Nhưng các dì và mẹ tôi không đồng ý vì cho rằng mảnh đất này ngoại đã cho dì út tôi nên không chia cho ai hết. Xin hỏi luật sư, trong tình huống này, gia đình dì út tôi phải làm gì để có lợi cho mình nhất. Liệu dì tôi có thể được hưởng mảnh  đất trên mà không cần chia cho các con của cậu tôi hay không. Trong trường hợp phải chia đều mảnh đất trên,  mẹ tôi và các dì khác của tôi mong muốn được từ bỏ quyền thừa kế của mình cho dì tôi thì giấy từ bỏ quyền thừa kế này có giá trị trong bao lâu vì hiện tai các con của cậu tôi vẫn chưa chính thức yêu cầu chia tài sản và các dì của tôi cũng chưa muốn. Giấy từ bỏ quyền thừa kế này có thể lập trước khi tiến hành phân chia tài sản được không? Xin chân thành cám ơn luật sư rất nhiều.

Hỏi đáp pháp luật Phân chia tài sản khi không có di chúc 07:54 | 07/09/2016

Cha Mẹ tôi có một căn nhà hiện được định giá 1 tỷ 8 Cha tôi đã mất năm 2002 không để lại di chúc Lúc cha tôi mất, bà nội tôi còn sống, chúng tôi gồm 5 anh em Bà nội tôi có 2 con: ba tôi và cô tôi . Cô tôi không gia đình, không có con  Bà nội mất  2- 2011 , cô mất trước đó 1 tháng  Hiện nay chúng tôi đang tiến hành chia di sản thừa kế của ba tôi Nhờ LS tư vấn phần thừa kế của mỗi anh em chúng tôi Xin cảm ơn Mai Anh

Hỏi đáp pháp luật Tính hợp pháp của di chúc và việc phân chia tài sản của vợ, chồng khi ly hôn theo quy định pháp luật 17:13 | 06/09/2016

Tôi có em gái đã kết hôn và có 01 con 12 tháng tuổi. Trước khi kết hôn bên nhà chồng có làm di chúc chia cho chồng của em gái tôi một mảnh đất 50m2. Trong di chúc ghi rõ là nếu con cái li hôn thì con dâu không được thừa hưởng tài sản đó. Vừa qua, do khúc mắc trong cuộc sống, hai người đã ly dị. Xin hỏi: 1. Bản di chúc đó có hợp pháp không? 2. Em gái tôi có được chia mảnh đất đó không? 3. Nếu không được chia, em gái tôi có được thỏa thuận để chia cho con chung của 2 vợ chồng hiện ở với em gái tôi hay không?

Hỏi đáp pháp luật Di chúc có cần phải giám định chữ ký? 14:55 | 05/09/2016

Nhà tôi có 4 anh chị em, trước khi ba tôi mất có làm di chúc để lại căn nhà cho người em thứ 4 nhưng không ra công chứng + không người làm chứng. Xin hỏi di chúc đó có hiệu lực không, vì tôi nghe nói di chúc đó không công chứng thì cần giám định chữ ký trong khoảng thời gian nào đó phải không?

Hỏi đáp pháp luật Lập di chúc có người làm chứng 14:55 | 05/09/2016

Chồng tôi đã lấy vợ khác và vắng mặt khỏi địa phương nhiều năm nay. Tôi muốn lập di chúc để lại tài sản cho 3 người con gái và một người con trai thì tôi phải làm như thế nào. Tôi có thể viết di chúc ở nhà và có 2 người làm chứng không?

Hỏi đáp pháp luật Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng 14:55 | 05/09/2016

Ông bà tôi có 9 người con nhưng 1 người hy sinh trong kháng chiến. Khi ông bà tôi mất có để lại một số tài sản là: 46.000.000đ (tiền bồi thường do thu hồi đất), 1 căn nhà ở và ruộng đất. Ông bà tôi để lại 1 bản di chúc đưa cho người con thứ 2 cầm nhưng bản di chúc không có người làm chứng. Chú út khởi kiện tại tòa án. Tòa án xét như sau: số tiền 46 triệu được chia làm 4 gồm ông, bà và 2 chú. Phần tiền của ông, bà được chia làm 8 do người con hy sinh không có người thừa kế. Vậy cho tôi hỏi tòa án chia như vậy có đúng không? Số ruộng, nhà ở còn lại thì thế nào? Bản di chúc có hợp pháp không?

Hỏi đáp pháp luật Di chúc của người Hoa không biết tiếng Việt lập tại Phòng công chứng 08:32 | 03/09/2016
Bà nội em là người Hoa, không biết tiếng Việt. Năm 80 tuổi bà đã lập di chúc tại Phòng công chứng. Di chúc có 2 người chứng: người thứ nhất là người Hoa biết nói tiếng Việt; người thứ 2 là người Việt không biết tiếng Hoa. Vậy khi người chứng thứ nhất đọc lại tờ di chúc cho bà nghe thì làm sao biết được người đó đọc đúng nội dung tờ di chúc không? Mà người làm chứng thứ nhất này lại là em vợ của người được hưởng di sản theo di chúc. Và khi bà làm di chúc, người không có quyền hưởng di sản theo di chúc lại không có mặt để được nghe ý nguyện cuối cùng của bà. Vậy di chúc này có hợp pháp hay không? Gửi bởi: Luong Van
Hỏi đáp pháp luật Người làm chứng trong di chúc 10:21 | 01/09/2016

Đoàn Hường ở Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội hỏi: Gia đình chồng tôi có 3 người con, mẹ chồng tôi đã mất năm 2011. Bố chồng tôi lâm bệnh nặng, 22/4/2015 được chúng tôi đưa đến bệnh viện cấp cứu. Tại bệnh viện ông nói là sẽ cho con trai trưởng được hưởng thừa kế là ngôi nhà tại đường Nguyễn Trãi. Lúc đó có anh bạn chồng tôi và chồng tôi ở đó. Ngày 23/4/2014, bố chồng tôi đã mất. Cho tôi hỏi di chúc của bố tôi lúc đó có được pháp luật công nhận hay không?

Hỏi đáp pháp luật Di chúc không có người làm chứng 10:21 | 01/09/2016

Gia đình tôi có tất cả 5 anh chị em, 3 trai 2 gái. Bố mẹ tôi mất cách đây 11 năm, có để lại cho anh chị em trong gia đình một khu đất rộng hơn 10.000 m2. Trước khi mất, tuy mẹ tôi không có di chúc nhưng ba tôi có làm di chúc để lại cho người anh đầu 40% khu đất, phần còn lại chia đều cho 4 người em. Bản di chúc chỉ là chữ viết tay của ba tôi và chỉ có chữ ký của ông trên đó, ngoài ra không có chữ ký của những người làm chứng và xác nhận của chính quyền địa phương. Anh trai đầu là người hiện đang sống trên khu đất đó, anh đang có biểu hiện muốn chiếm đoạt toàn bộ khu đất như xây hết tường rào xung quanh, xây biệt thự ở giữa khu đất, né tránh gặp gỡ các anh chị em để bàn về vấn đề thừa kế, giấu bản di chúc của ba tôi không đưa ra để mọi người tham khảo... Rất có thể là chính quyền sở tại cũng đã làm sổ đỏ đứng tên anh trai tôi luôn rồi. Xin cho tôi hỏi chúng tôi có thể khởi kiện thành công quyền thừa kế dành cho 4 anh chị em hay không với chứng cứ chỉ là bản di chúc viết tay của ba tôi và có thể là lời làm chứng của những người (cô, dì, chú, bác...) sống xung quanh đó.

Hỏi đáp pháp luật Quyền thừa kế đất khi không có di chúc. 18:03 | 30/08/2016

Xin Luật sư giúp tôi giải đáp thắc mắc! Nhà tôi có 1 mảnh đất đứng tên sổ đỏ là cả bố và mẹ tôi. Bố mẹ tôi có 2 người con trai là anh trai tôi và tôi. Nhưng bố tôi mới mất chưa lâu do bệnh tật và chưa lập di chúc. Hiện gia đình tôi còn bà nội và 4 người cô là em gái của bố tôi. Vậy, xin cho tôi hỏi trong trường hợp này thì những ai là người được tham gia phân chia đất đai và nếu chia thì sẽ chia như thế nào? Xin cảm ơn!

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào