Hiện nay, tôi đang tính chi phí thiết kế cho các mục công trình của nhiều điểm tái định cư thuộc Hạng mục: Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư - Công trình thủy điện Bản Vẽ theo Quyết định số 11/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ Xây dựng về việc ban hành chi phí lập dự án và thiết kế xây dựng công trình (trong QĐ này không quy định hệ số thiết kế mục, hay hạng mục công trình có công năng riêng độc lập trong cụm công trình). Có rất nhiều điểm tái định cư khác nhau, mỗi điểm có các mục như: Khai hoang, san nền và giao thông nội bộ. Hệ thống cấp thoát nước, Hệ thống điện hạ thế; Theo đó tôi đã tính tỷ lệ chi phí thiết kế trên dự toán được phê duyệt cho các mục riêng biệt. Như thế có hợp lý hay không, nếu không hợp lý Kính nhờ Quý Bộ hướng dẫn cho tôi một cách tính hợp lý.
Đơn giá xây dựng công trình phần xây dựng được xây dựng trên cơ sở định mức số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007. Trong phụ lục công tác bê tông định mức cấp phối vật liệu của định mức này chỉ quy định định mức cấp phối vật liệu bê tông của xi măng PC30 và xi măng PC 40. Hiện tại trên thị trường không có xi măng PC30, PC40 nên sử dụng xi măng PCB30, PCB40 để thi công. Như vậy, phải xử lý như thế nào để thanh quyết toán giá trị công trình cho nhà thầu mà không vi phạm pháp luật?
1. Theo Quyết định số 12/2001/QĐ-BXD ngày 20-7-2001 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành Định mức chi phí thiết kế xây dựng công trình có quy định: “Chi phí thiết kế hệ thống công tơ được áp dụng định mức chi phí thiết kế của đường dây 22, 35kV và điều chỉnh hệ số: k=0,6”. Vậy hiện nay việc áp dụng chi phí thiết kế hệ thống công tơ theo Công văn số 1751/BXD-VP ngày 14-8-2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình có còn áp dụng hệ số điều chỉnh như trên không? Nếu không áp dụng hệ số điều chỉnh k=0,6 thì định mức chi phí thiết kế hệ thống công tơ được áp dụng như thế nào?
2. Trong giai đoạn lập Kế hoạch đấu thầu, tôi đã phân chia Chi phí xây dựng trong dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thành giá trị gói thầu mua sắm vật tư (vật liệu) và giá trị gói thầu xây lắp để tổ chức đấu thầu 02 gói thầu là: gói thầu mua sắm vật tư và gói thầu xây lắp (theo yêu cầu của nhà tài trợ của dự án).
Trong đó: - Giá trị gói thầu mua sắm vật tư được tính như sau: đơn giá vật tư (vật liệu) nhân với số lượng (theo dự toán được phê duyệt);
- Giá trị gói thầu xây lắp được tính như sau: Là toàn bộ chi phí xây dựng trừ đi Giá trị của gói thầu mua sắm vật tư.
Nếu chia giá trị gói thầu như trên thì theo Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25-7-2007 của Bộ Xây dựng giá trị gói thầu xây lắp này sẽ bao gồm cả giá trị trực tiếp khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, chi phí nhà tạm và thuế giá trị gia tăng tính theo giá trị vật liệu của gói thầu mua sắm vật tư; đồng thời giá trị gói thầu mua sắm vật tư sẽ không bao gồm chi phí trực tiếp khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, chi phí nhà tạm và thuế giá trị gia tăng tính theo giá trị vật tư (vật liệu).
Vậy việc xác định giá trị 02 gói thầu trên có đúng không? Nếu không thì phải phân chia như thế nào?
3. Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16-12-2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng có quy định: “Công trình chiếu sáng đô thị thuộc công trình hạ tầng kỹ thuật”. Nhưng tại phụ lục của Nghị định này thì Công trình chiếu sáng đô thị chưa được phân cấp và phân loại. Vì vậy việc áp định mức chi phí thiết kế của công trình chiếu sáng đô thị theo Công văn số 1751/BXD-VP ngày 14-8-2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình được áp dụng như thế nào?
Hiện nay cơ quan tôi đang giai đoạn thực hiện thiết kế bản vẽ thi công và lập tổng dự toán nhà Kho chế biến gạo với công suất 25tấn/giờ. Trong nhà kho đó có lắp đặt một dây chuyền biến gạo công suất 25tấn/giờ, hiện nay lãnh đạo cơ quan đã chỉ định một công ty cơ khí chế tạo máy với nội dung gói thầu: Thiết kế, cung cấp và lắp đặt thiết bị công nghệ (01 dây chuyền chế biến gạo công suất 25tấn/giờ).
1. Để có cơ sở thương thảo và ký hợp đồng với nhà thầu: Thiết kế, cung cấp lắp đặt thiết bị công nghệ chế biến gạo đó, cơ quan tôi có thuê một đơn vị tư vấn thẩm tra chuyên nghành về giá trị thiết bị công nghệ đó. Trường hợp này khi xác định chi phí dịch vụ thẩm tra giá trị thiết bị công nghệ, chúng tôi áp dụng theo Văn bản 1751/BXD-VP của Bộ xây dựng, chi phí thẩm tra dự toán được xác định theo định mức thẩm tra dự toán phần thiết bị chưa có thuế như vậy có đúng không? Cũng có ý kiến cho rằng phải lập dự toán chi phí thẩm tra hoặc Phí dịch vụ được thỏa thuận giữa hai bên theo quy định về thẩm định giá của Bộ tài chính?
2. Để ký hợp đồng với một đơn vị tư vấn giám sát lắp đặt thiết bị, dây chuyền công nghệ chế biến gạo nói trên chúng tôi xác định chi phí dịch vụ tư vấn giám sát lắp đặt thiết bị theo văn bản 1751/BXD-VP, như vậy có đúng không hay phải lập dự toán để xác định chi phí?
Tôi là nhà thầu trúng thầu thi công trường học tại tỉnh Bình Thuận. Theo hợp đồng thì thời gian thi công là 4 tháng (từ 01/07/2007 đến 1/11/2007). Nhưng thực tế công trình thi công từ 01/7/2007 đến 01/12/2008 mới nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng (chậm 13 tháng). Lý do chậm vì đây là công trình tại đảo Phú Quý vận cuyển vật liệu khó khăn hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết và phương tiện vận chuyển ra đảo. Vậy:
1/ Chúng tôi có bị phạt hợp đồng do thời gian thi công chậm so với hợp đồng không?
2/ Nếu bị phạt vi phạm thời gian thực hiện hợp đồng thì có được điều chỉnh giá gói thầu do vật tư biến động (theo Thông tư 09) hay không?
Trong công văn 1776/BXD-VP ngày 16 tháng 8 năm 2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Xây dựng, Hạng mục vận chuyển đá dăm đen, bê tông nhựa từ trạm trộn đến vị trí đổ (định mức AD.27200) có tính cho cự ly 1,0 km; 2,0 km; 3,0 km; 4,0 km và 1km tiếp theo. Chúng tôi hiểu rằng khi tính vận chuyển cho cự ly > 4,0 km sẽ được tính bằng mức vận chuyển của 4,0 km (AD.2724) cộng với mức vận chuyển của 1km tiếp theo nhân với cự ly trừ đi 4 km. Ví dụ khi tính vận chuyển cho xe 10 tấn, cự ly 30 km được tính như sau:
4,0 km đầu = 2,85 ca (AD.27242)
26 km tiếp theo x 0,29 ca = 7,54 ca (AD.27252)
Tổng cộng = 10,39 ca
Có quan điểm cho rằng khi tính vận chuyển cho cự ly > 4,0 km sẽ được tính bằng mức vận chuyển của 1,0 km (AD.2721) cộng với mức vận chuyển của 1km tiếp theo nhân với cự ly trừ đi 1 km. Ví dụ khi tính vận chuyển cho xe 10 tấn, cự ly 30 km được tính như sau:
1,0 km đầu = 1,58 ca (AD.27212)
29 km tiếp theo x 0,29 ca = 8,41 ca (AD.27252)
Tổng cộng = 9,99 ca
Đề nghị Bộ Xây dựng cho biết cách tính nào là đúng?
Hiện nay tôi đang công tác tại Phòng Công Thương huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu. Tôi có một số vướng mắc trong công tác xây dựng cơ bản mong Bộ hướng dẫn cụ thể giúp tôi để tôi hoàn thành tốt công việc được giao.
1. Hiện nay tại địa phương (Bà Rịa – Vũng Tàu) các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải dùng tập Định mức được công bố theo Văn bản 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 để làm cơ sở tính toán các chi phí QLDA và TVĐT XD CT.
Tuy nhiên trong khi sử dụng, chúng tôi gặp phải vướng mắc liên quan đến những quy định từ khoản 3.3 đến khoản 3.6 như sau:
- Khoản 3.3.1 quy định định mức chi phí thiết kế xây dựng công trình được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí xây dựng chưa có thuế giá trị gia tăng trong dự toán của công trình được duyệt.
- Khoản 3.4.1 quy định Định mức chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thẩm tra dự toán tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí xây dựng chưa có thuế giá trị gia tăng trong dự toán của công trình hoặc dự toán gói thầu được duyệt.
- Khoản 3.5.1 (3.5.2) quy định Định mức chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây dựng (cung cấp vật tư thiết bị) được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí xây dựng (chi phí thiết bị) chưa có thuế giá trị gia tăng trong dự toán gói thầu được duyệt.
- Khoản 3.6.1 (3.6.2) quy định Định mức chi phí giám sát thi công xây dựng (lắp đặt thiết bị) tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí xây dựng (chi phí thiết bị) chưa có thuế giá trị gia tăng trong dự toán công trình hoặc dự toán gói thầu được duyệt.
Thực tế có những dự án gồm nhiều gói thầu khác nhau hoặc được phân kỳ đầu tư thành nhiều giai đoạn khác nhau. Trong những trường hợp đó, dự toán công trình, dự toán gói thầu và dự toán của cả dự án là khác nhau. Kính đề nghị Bộ Xây dựng giải thích việc sử dụng chi phí dự toán nào để xác định các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình trong trường hợp này, cụ thể là tỷ lệ định mức chi phí cho một gói thầu sẽ được tính theo dự toán của cả dự án hay sẽ được tính theo dự toán của riêng gói thầu đó. Ví dụ dự toán chi phí xây dựng của cả dự án là 100 tỷ, dự toán xây dựng của một gói thầu là 50 tỷ, khi đó tỷ lệ định mức chi phí TVĐT XD CT của gói thầu sẽ xác định theo 100 tỷ hay theo 50 tỷ.
2. Hiện nay Sở Xây dựng chúng tôi được UBND tỉnh giao làm chủ đầu tư nhiều dự án lớn. Theo quy định hiện hành, Sở đã thành lập BQLDA có tư cách pháp nhân riêng. Sở cũng đã uỷ quyền phần lớn nhiệm vụ cho Ban QLDA, chỉ trừ 02 nội dung:
- Thẩm định và phê duyệt thiết kế - dự toán.
- Tổ chức nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.
Toàn bộ chi phí quản lý dự án đều chuyển trực tiếp cho Ban QLDA.
Chúng tôi đề nghị Bộ Xây dựng hướng dẫn thêm trong trường hợp này, Sở Xây dựng có được hưởng chi phí thẩm định thiết kế - dự toán không và nếu có thì chi phí này được tính toán như thế nào.
Trong dự toán công trình xây dựng thuộc vốn ngân sách nhà nước có mục chi phí bảo hiểm công trình xây dựng không. Đồng thời, chủ đầu tư các công trình này có phải mua bảo hiểm công trình xây dựng không và nếu mua thì thực hiện theo quy định nào?
Theo Công văn số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng, tại mục 3.3.2.2. Điều chỉnh giảm định mức chi phí thiết kế, thì:
Thiết kế công trình lặp lại trong một cụm công trình hoặc trong một dự án hoặc sử dụng lại thiết kế:
- Công trình thứ nhất không điều chỉnh.
- Công trình thứ hai: điều chỉnh với hệ số k = 0,36.
- Công trình thứ ba trở đi: điều chỉnh với hệ số k = 0,18.
Như vậy theo quy định không có nói đến cách xác định chi phí giám sát tác giả đối với các công trình thiết kế lặp lại
Ở tỉnh Sóc Trăng khi nhận thầu thi công công trình do Ban Quản lý dự án các công trình xây dựng tỉnh Sóc Trăng làm tư vấn giám sát. Khi nghiệm thu khối lượng cán bộ giám sát của Ban QLDA thường chỉ chấp nhận nghiệm thu khối lượng thi công thực tế (dự toán tính thừa thì cắt, dự toán tính thiếu cũng cắt) đối với hợp đồng trọn gói nhưng khối lượng thừa thiếu nhiều. Xin hỏi:
+ Nghiệm thu theo cách trên có đúng không?
+ Nếu nghiệm thu theo dự toán trúng thầu thì sau này thanh tra kiểm toán có bị xuất toán không? ai chịu trách nhiệm về khối lượng khối lượng xuất toán? cán bộ giám sát, tư vấn đấu thầu, mời thầu, tư vấn thẩm tra, hay cơ quan thẩm định dự toán?
+ Thanh tra Nhà nước, thanh tra của Sở Xây dựng ở Sóc Trăng khi thanh tra 1 dự án, công trình thì kiểm tra khối lượng chi tiết thực tế thi công theo bản vẽ được duyệt và khối lượng nào nghiệm thu thừa thì bị xuất toán, quy trách nhiệm cho giám sát có đúng không ?(hợp đồng trọn gói)?
Bộ Xây dựng đã nhận được Văn bản số 757/TTĐT-BĐ ngày 18/11/2008 của Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ trả lời thư của công dân Phan Thanh Hùng, địa chỉ tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh về việc hướng dẫn lập dự toán Xây dựng công trình.
Câu hỏi của ông Lê Thanh Sơn; địa chỉ: [email protected] Tôi thấy trên trả lời của Sở TNMT đối với toàn bộ nhà ở dự án do XN XD TN số 1 Lai Châu xây dựng đều bị tạm dừng cấp sổ do chủ đầu tư có sai phạm, tuy nhiên tôi đang thiết nghĩ điều: đã có quyết định dừng tất cả các công trình của chủ đầu tư này tại địa bàn Hà Nội, tuy nhiên vậy trên địa bàn Hà Nội còn bao nhiêu công trình mà chủ đầu tư này được cấp phép mà chưa hoàn thiện. Trong khi đó các công trình của chủ đầu tư trong cả nước vẫn đang được xây dựng. Vậy đối với chúng tôi là người dân khi bỏ đồng tiền mồ hôi xương máu ra để mua cái gọi là "an cư" (các công trình được xây dựng trong thời gian dài tuy nhiên đến nay mới thấy sai phạm) thì quyền lợi của chúng tôi sẽ ra sao? "Cơ quan Bảo vệ người tiêu dùng" sẽ là ai để người dân cảm thấy yên tâm và tin tưởng là quyền lợi của mình được đảm bảo? Trách nhiệm của chủ đầu tư khi làm thiệt hại cả cho nhà nước và cho người dân như chúng tôi sẽ phải xử lý như thế nào? Và điều quan trọng là thời gian để các cấp, ban, ngành...đưa ra được kết luận cuối cùng là khi nào (3 tháng, 6 tháng, 1 năm hay lâu hơn nữa...vì thời gian gần đây báo đài có nêu rất nhiều đến SLA (thời gian hoàn thành) và KPI (kế hoạch)) Rất mong Sở TNMT sẽ những hành động hỗ trợ để bảo vệ "những người tiêu dùng" như chúng tôi!
Kính gửi: Các (Anh) Chị cục thuế tỉnh Bình Phước, tư vấn giúp em như sau: Em xin vào làm cho công ty Trung Quốc trúng thầu thi công tại Việt Nam Công ty đã mởi văn phòng giao dịch và được cấp giấy phép kinh doanh , mã số thuế(10 số). Có người Việt Nam, người Trung Quốc làm việc. Vậy nhờ các anh (chị) giúp em về khai thuế, quyết toán như thuế nào: Thuế GTGT, Thuế TNDN, Thuế TNCN. Em ! xin thành thật cảm Ơn!
Công ty Tôi đang ở Đồng Xoài thông thường thi công các công trình xây dựng từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh khi thanh toan tiền với chủ đầu tư đều bị kho bạc trích lại 2% từ năm 2011 nhưng công ty đã thiếu sót không hạch toán phần tiền thuế GTGT đã được kho bạc trích lại 2%. Vậy công ty xin được hỏi nếu công ty hạch toán thiếu sót phần thuế trên thì theo quy định luật thuế công ty sẽ bị phạt theo thông tư và nghị định nào, số tiền phạt là bao nhiêu. Và số tiền thuế khi kho bạc trích lại 2% nếu công ty không phát sinh thuế GTGT phải nộp nên không cấn trừ trên số tiền thuế 2% đó thì công ty có được hoàn trả số tiền thuế mà kho bạc đã trích lại 2% đó không? Nếu được hoàn trả công ty phải làm những hồ sơ gì theo thông tư nghị định nào? Xin được sự trả lời của cơ quan thuế. Chân thành cảm ơn!
Trường hợp hộ gia đình đóng góp trị giá dưới 40 triệu đồng cho xây dựng công trình phúc lợi, hỗ trợ xoá đói giảm nghèo… có được tặng giấy khen của Chủ tịch UBND huyện không?
Bạn: Trần Minh Lượng
Hỏi: Kính gửi Sở xây dựng tỉnh Phú Thọ! Đơn vị chúng tôi thi công công trình các nhà ga tại tỉnh Phú Thọ năm 2012. Tuy nhiên dự toán tính theo đơn giá 3571/2006 (mức lương 450.000). Khi bù giá nhân công theo văn bản số 4672/UBND - KT1 ngày 19/12/2011 về việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Phú Thọ theo mức lương tối thiểu mới từ ngày 01/10/2011 theo quy định tại Nghị định số 70/2011/NĐ - CP chỉ điều chỉnh cho các tập đơn giá 377/2008 (mức lương 540.000). Vì vậy nhân viên bên Chủ đầu tư chỉ điều chỉnh hệ số theo công văn 377, còn hệ số từ mức lương năm 2006 lên mức lương năm 2008 không được điều chỉnh (họ nói không có cơ sở vì không có văn bản hướng dẫn). Xin Quý Sở giải đáp vấn đề này hộ chúng tôi: cách họ làm là đúng hay sai? Nếu sai thì phải điều chỉnh như thế nào? Xin cảm ơn
Tôi học trung cấp xây dựng ra và đã đi làm giám sát viên cho công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Khánh Linh trên địa bàn huyện Yên Lập từ năm 2011 đến nay ? Tôi đã làm thủ tục gửi sở xây dựng tỉnh Phú Thọ cách đây 2 tháng, đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng dân dụng và công nghiệp cho công trình xây dựng dân dụng cấp 4 ở huyện miền núi ? Đến nay vẫn chưa thấy phản hồi gì lại , tôi không biết có vướng mắc gì hay thay đổi gì về việc cấp chứng chỉ hành nghề cho tôi hay không ? Tôi mong nhận được câu trả lời thỏa đáng từ phía sở xây dựng tỉnh Phú Thọ . Tôi xin chân thành cảm ơn .
Nguyễn Trung Dũng
Hỏi: Doanh nghiệp K có kế hoạch cải tạo hệ thống tháng máy của trụ sở doanh nghiệp. Trong quá trình lập hồ sơ, cơ quan chức năng yêu cầu doanh nghiệp K phải bổ sung thêm phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động. Việc yêu cầu của cơ quan chức năng đối với doanh nghiệp K có đúng không?
Trong quá trình lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; đồng chí hãy cho biết việc bồi thường nhà, công trình xây dựng trên đất phải được thực hiện như thế nào?