Theo quy định của Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng thì "Hồ sơ thiết kế phải được chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu sau khi phê duyệt". Nhưng vừa qua, khi tôi trình thiết kế cơ sở dự án cho Sở Xây dựng thẩm định thì Sở Xây dựng lại yêu cầu tôi phải ký Biên bản nghiệm thu thiết kế cơ sở trước khi trình thẩm định (Biên bản nghiệm thu thiết kế cơ sở phải đính kèm trong hồ sơ thiết kế cơ sở khi trình thẩm định). Vậy, việc Sở Xây dựng yêu cầu phải ký Biên bản nghiệm thu thiết kế cơ sở trước khi trình thẩm định là đúng hay không?
Công ty chúng tôi hiện đang là chủ đầu tư một dự án nhóm A sử dụng nguồn vốn tư nhân. Hiện chúng tôi ký hợp đồng với một công ty nước ngoài để thực hiện dự án áp dụng hình thức tổng thầu trọn gói (EPC) vừa thiết kế vừa thi công. Chúng tôi có thuê một đơn vị tư vấn độc lập để thực hiện tư vấn quản lý dự án cho chủ đầu tư. Căn cứ theo nghị định 209/2004/NĐ-CP, điều 16 mục 1 có quy định: “… Sản phẩm thiết kế trước khiđưa ra thi công phải được chủ đầu tư nghiệm thu và xác nhận. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về các bản vẽ thiết kế giao cho nhà thầu thi công xây dựng”. Vậy, công ty chúng tôi có phải phê duyệt nghiệm thu sản phẩm thiết kế và đóng dấu phê duyệt theo thông tư 12/2005/TT-BXD không? Chúng tôi có thể ủy quyền cho đơn vị tư vấn quản lý dự án nghiệm thu và phê duyệt không?
Chúng tôi đang công tác tại một đơn vị tư vấn xây dựng ở tỉnh và hiện đang tham gia thực hiện công tác kiểm tra và chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực một số công trình tại địa phương. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi gặp phải vấn đề như sau:
Công tác nghiệm thu bêtông móng được các bên gồm nhà thầu thi công xây lắp, tư vấn giám sát và đơn vị chủ đầu tư thực hiện (xác lập bằng biên bản nghiệm thu) chỉ từ 1 đến 2 ngày sau khi đổ xong bêtông móng. Chúng tôi kiểm tra và cho rằng công tác nghiệm thu bê tông móng chưa phù hợp theo tiêu chuẩn TCVN 4453-1995 và tiêu chuẩn TCXDVN 371-2006 do chưa có (hoặc không có) phiếu kiểm tra chất lượng, cường độ của bê tông đã đổ, hoặc trong trường hợp không có lấy mẫu bê tông để kiểm tra thì việc nghiệm thu bê tông móng (xác lập bằng biên bản nghiệm thu) cần được thực hiện tại hoặc sau thời điểm bê tông đạt cường thiết kế theo lý thuyết. Nhưng đơn vị chủ đầu tư, nhà thầu xây lắp và tư vấn giám sát thì cho rằng phải nghiệm thu sau 1-2 ngày kể từ khi đổ bê tông móng xong để có thể thi công phần tiếp theo (viện dẫn điều khoản nghiệm thu đối kết cấu khuất lấp) và để không bị ảnh hưởng tiến độ, việc kiểm tra cường độ bê tông bằng mẫu thử sẽ bổ sung sau hoặc không cần thiết do họ đã có kinh nghiệm thi công rồi. Như vậy, xin hỏi Bộ Xây dựng việc nghiệm thu của nhà thầu xây lắp, tư vấn giám sát và chủ đầu tư nêu trên có phù hợp theo yêu cầu của các tiêu chuẩn đang được áp dụng hay không? Liệu ý kiến của chúng tôi có phù hợp hay không trong quá trình thực hiện kiểm tra và chứng nhận của mình?
Xin cho hỏi: 1-Sau khi công trình hoàn thành Chủ đầu tư các bên đã tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình đúng ngày hoàn thành đã ký trong hợp đồng nhưng biên bản nghiệm thu hoàn thành để đưa công trình vào sử dụng chậm hơn 6 tháng vì chưa có đơn vị tiếp nhận mà khi đã có UBND Tỉnh cho phép mới nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng như vậy đúng hay sai? 2- Trong hợp đồng xây lắp thì thời gian hoàn thành công trình có tính cả thời gian nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng hay không?
Nghiệm thu bê tông cọc khoan nhồi
9/30/11 7:00 AM
Câu hỏi của bạn Lê Danh Duyên tại hòm thư duyenledanh@gmail.com hỏi :
Công ty chúng tôi đang thi công hạng mục cọc khoan nhồi. Theo TCXDVN 326:2004 quy định về lấy mẫu bê tông cọc: "11.5.1 Bê tông truớc khi đổ phải lấy mẫu, mỗi cọc 3 tổ mẫu lấy cho ba phần, đầu, giữa và mũi cọc, mỗi tổ 3 mẫu. Cốt liệu, nuớc và xi măng đuợc thử mẫu, kiểm tra theo quy định cho công tác bê tông. Kết quả ép mẫu kèm theo lý lịch cọc".
Như vậy theo tiêu chuẩn mỗi cọc chỉ cần lấy 3 tổ mẫu. Nhưng tại công trình chúng tôi đang thi công, TVGS yêu cầu nén 1 tổ mẫu R7 và 3 tổ mẫu R28 đối với các cọc có đường kính từ 1,0m đến 1,5m. Còn đối với những cọc đường kính 1,8m thì phải nén 2 tổ R7, 3 tổ R28. Như vậy trong các trường hợp này chúng tôi phải lấy từ 4 đến 5 tổ mẫu.
+ Xin hỏi yêu cầu của TVGS về số lượng tổ mẫu như thế có đúng với TCXDVN 326:2004 hay không?
+ Khi làm biên bản nghiệm thu cọc khoan nhồi, TVGS yêu cầu Phải có đủ kết quả đỏ R7 & R28 mới ký nghiệm thu. Xin hỏi yêu cầu " Phải có đủ kết quả đỏ R7 & R28 mới ký nghiệm thu" của TVGS có đúng hay không, nếu chỉ đủ kết quả đỏ R28 thì có đủ điều kiện không? Quy định nào yêu cầu phải sử dụng đồng thời kết quả R7 & R28 để nghiệm thu?
Câu hỏi 1: Nhà thầu chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm vật liệu, thiết kế thành phần cấp phối bê tông và thi công đúng chỉ dẫn của đơn vị thí nghiệm (lượng hao hụt vật liệu tương đương định mức dự toán, hồ sơ dự thầu), Khi thi công có sự chứng kiến của kỹ sư tư vấn giám sát. Trong quá trình đổ bê tông có lấy mẫu để kiểm tra cường độ. Nhưng khi nén mẫu bê tông không đảm bảo cường độ theo thiết kế (cả cường độ 3 ngày, 7 ngày, 14 ngày, 28 ngày). Vậy chúng tôi phải xử lý như thế nào?
1. Phải đập phần bê tông đã đổ đi (bê tông dầm sàn mái)? (nếu cường độ đạt bao nhiêu % cường độ thiết kế thì không phải đập?)
2. Phải nghiệm thu bê tông theo đúng cường độ thực tế, nhưng không thay đổi đơn giá trúng thầu vì hao hụt vật liệu vẫn tương đương.
3. Nghiệm thu bê tông theo đúng cường độ thực tế, tính lại đơn giá vật liệu bê tông theo mác thực tế và định mức dư toán tương đương.
Theo TCVN 5574-1991 (nay đã được thay thế bằng TCXDVN 356-2005), sử dụng khái niệm Mac bê tông M, để đánh giá bê tông. Đi cùng với đó là tiêu chuẩn TCVN 4453-1995 về thi công và nghiệm thu bê tông. Theo điều 7.1.8: "cường độ bê tông trong công trình sau khi kiểm tra bằng ép mẫu tuổi 28 ngày ... được coi là đạt yêu cầu thiết khi giá trị trung bình các tổ mẫu không được nhỏ hơn Mac thiết kế và không có mẫu nào trong các tổ mẫu nhỏ hơn 85% mác thiết kế. Nay theo TCXDVN 356-2005, khái niệm để đánh giá bê tông là Cấp độ bền B. Nhưng tiêu chuẩn nghiệm thu thì vẫn chưa có thay đổi (TCVN 4453-1995, vẫn là hiện hành). Vậy việc áp dụng điều 7.1.8 trong TCVN 4453-1995 được vận dụng thế nào để nghiệm thu bê tông khi đề án thiết kế lấy giá trị cấp độ bền Bê tông B làm cơ sở đánh giá bê tông?
Trên địa bàn tỉnh Phú Yên hiện nay đang triển khai dự án nhiệt điện sinh khối KCP với tổng công suất 60MW được phân thành 02 giai đoạn đầu tư:
Giai đoạn 1: Đầu tư Công suất 30MW theo hình thức điện đồng phát. Thời gian đưa vào vận hành 2016-2017.
Giai đoạn 2: Đầu tư công suất 30MW theo hình thức điện sinh khối. Thời gian đưa vào vận hành 2017-2018.
(Hai giai đoạn này được đầu tư độc lập với nhau).
Nguồn vốn: Vốn vay và vốn tự có của Nhà đầu tư.
Sau khi nghiên cứu quy định về quản lý đầu tư xây dựng thì tôi đang gặp vướng mắc như sau: Theo quy định của Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng, thì tại phụ lục 1, phần II công trình công nghiệp, mục II.1.5 Nhà máy điện sinh khối thì dự án điện sinh khối KCP Phú Yên thuộc cấp công trình cấp I vì có tổng công suất 60MW. Bênh cạnh đó Theo quy định tại khoản 2, điều 5 của Thông tư số 44/2015/TT-BCT ngày 09/12/2015 của Bộ Công thương Quy định về phát triển dự án, Biểu giá chi phí tránh được và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện sinh khối thì đối với các dự án điện sinh khối được phân kỳ thành nhiều giai đoạn, chủ đầu tư có trách nhiệm lập dự án đầu tư theo từng giai đoạn. Áp dụng điều khoản này vào dự án điện sinh khối KCP Phú Yên thì Chủ đầu tư phải lập dự án theo 02 giai đoạn đầu tư tương ứng với mỗi giai đoạn có công suất là 30MW, do vậy cấp công trình lúc này được xác định là cấp II vì công suất của dự án nằm trong khoảng >10 ÷ 30MW (Theo thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013). Vậy xin hỏi:
1. Trường hợp dự án điện sinh khối KCP Phú Yên được lập theo 02 giai đoạn như Thông tư số 44/2015/TT-BCT thì lúc này việc xác định cấp công trình của dự án theo từng giai đoạn có được phân loại là cấp II không?
2. Trường hợp công trình thuộc cấp I thì việc kiểm tra công tác nghiệm thu công trình này có thuộc thẩm quyền của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước hay không?
Hiện nay tôi có 01 nhà xưởng đã xây dựng xong, trước khi xây dựng tôi đã được thẩm duyệt về PCCC đối với hồ sơ thiết kế thi công của công trình. Tôi muốn được nghiệm thu PCCC để đưa công trình vào hoạt động, hồ sơ nghiệm thu PCCC gồm nội dung gì?
Ngày nghiệm thu hoàn thành toàn bộ nội dung công việc quy định tại Nghị định 48/2010/NĐ-CP được tính từ ngày nghiệm thu bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng hay tính từ ngày hết thời hạn bảo hành công trình?
Tôi là chủ đầu tư một dự án thóat lũ cho một khu dân cư ở đô thị bao gồm: một hồ điều hoà và hệ thống kênh thoát lũ Bắc và Tây khu dân cư. Hệ thống này theo kế hoạch đấu thầu được duyệt chia thành 3 gói thầu:hồ điều hoà,kênh Bắc và kênh Tâycó 3 nhà thầu trúng thầu và tổ chức thi công từ 2004.Hai gói thầu hồ điều hoà và kênh Bắc thi công xong năm 2006;còn lại gói thầu kênh Tây do vướng giả tỏa đến nay mới thi công được 80% khối lượng.Vì vậy xin hỏi Bộ Xây dựng:
- Có thể nghiệm thu và bàn giao đưa vào sử dụng 2 gói thầu đã thi công xong hay phải chờ thi công xong gói kênh Tây mới nghiệm thu và bàn giao đưa vào sử dụng cả dự án(công trình)?
- Có thể thanh toán 100% giá trị 2 gói thầu đã thi công xong sau khi hết thời hạn bảo hành (sau 12 tháng) không ?
- Hệ thống thoát lũ cho khu dân cư ở đô thị sẽ bàn giao cho cơ quan nào quản lý và khai thác?
Qua hòm thư điện tử, Trung tâm Thông tin đã nhận được câu hỏi của bạn Nguyễn Mạnh ở địa chỉ email manhnguyenqb@gmail.com hỏi về nội dung liên quan đến việc điều chỉnh giá trúng thầu hạng mục phát quang lòng hồ và nghiệm thu cốt thép trong bê tông, công trình hồ chứa nước.
Phần giá trị tôi đã thanh toán dư trong lần nghiệm thu thứ nhất, khi đưa vào hồ sơ thanh toán lần 2 tôi phải đưa thế nào để giảm trừ phần giá trị dư đó?
ông trình XD trụ sở X khởi công xây dựng tháng 11/2007 và nghiệm thu bàn giao tháng 12/2008. Hợp đồng thi công xây dựng là Hợp đồng trọn gói. Việc thanh toán khối lượng từng giai đoạn và khối lượng tổng nghiệm thu công trình chúng tôi đều phải kiểm tra khối lượng theo thực tế thi công và thực hiện thanh toán theo cách như sau: Ví dụ trong một công tác đã hoàn thành nào đó có khối lượng A là khối lượng thực tế đã thực hiện, B là khối lượng trúng thầu thì sẽ được tính nghiệm thu thanh toán như sau:
(*) - Nếu A <= B: nghiệm thu thanh toán A. (Lấy B - A = C1 thì C1 sẽ không được tính)
- Nếu A > B: Nghiệm thu thanh toán B. (Lấy A - B = C2 thì C2 cũng sẽ không được tính thanh toán).
Do vậy, Nhà thầu sẽ chỉ được thanh toán khối lượng bằng hoặc nhỏ hơn khối lượng trúng thầu (hợp đồng).
Nhà thầu thi công vẫn chấp nhận với cách tính nghiệm thu thanh toán như trên. Nhưng nhà thầu lại yêu cầu là được thanh toán phần khối lượng chênh lệch C2 và bù giá vật liệu theo Thông tư 09/2008/TT-BXD cho phần khối lượng chênh lệch C2 này (Trong giai đoạn thi công, công trình A đã có tính bù giá vật liệu theo Thông tư 09/2008/TT-BXD). Do đó, giữa các bên (Chủ đầu tư, Ban QLDA, Đơn vị thi công) đi đến thống nhất bằng văn bản về việc nghiệm thu thanh quyết toán công trình X với nội dung sau:
- Khối lượng thanh toán sẽ tính theo bản vẽ thi công thực tế;
- Khối lượng thiếu so với bản vẽ thiết kế sẽ lập dự toán bổ sung và trình Chủ đầu tư phê duyệt và thanh toán sau.
Hỏi:
- Việc thanh toán khối lượng theo thực tế của công trình A với cách tính nghiệm thu thanh toán nêu trên (*) có phù hợp với quy định không?
- Việc Đơn vị thi công yêu cầu tính thanh toán phần khối lượng chênh lệch C2 là đúng hay sai? Cũng như tính bù giá theo TT 09/2008/TT-BXD cho phần khối lượng C2 này có được hay không?
- Theo nội dung biên bản thống nhất của các bên như trên thì Ban QLDA có được quyền thanh toán cho Nhà thầu hay không? Việc thanh toán theo nội dung biên bản này có phù hợp với quy định hay không?
Bên cty em đã hoàn thành xong công trình và đã nghiệm thu xong, nhưng hợp đồng phải làm lại vì trong phần thi công có phát sinh thêm chi phí, bên công ty chủ thầu đã làm lại hợp đồng, bên em đã ký và chuyển qua cho bên công ty chủ thầu ký và thanh toán, nhưng em gởi hợp đông được 8 ngày rồi mà bên kia vẫn chưa ký hoàn tất hợp đồng cho bên em, vậy luật sư cho em hỏi như vậy bên kia có vi phạm gì khi không hoàn tất hợp đồng cho bên em không