![Hỏi đáp pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/hoi-dap-phap-luat-default.jpg)
Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định như thế nào?
Hàng hóa là đối tượng hợp đồng mua bán bao gồm những loại tài sản nào?
Khi nào hợp đồng mua bán hàng hóa được coi là xác lập băng văn bản?
Kính chào luật sư! Hiện tại tôi đang công tác cho một Cty cổ phần 50% vốn nhà nước. Phía công ty tôi có ký kết HĐ mua bán thiết bị máy móc với một công ty chuyên về lĩnh vực này.Việc ký kết sau khi thông qua quy trình đấu thầu. Trong hợp đồng hai bên thỏa thuận các điều khoản về hàng hóa và thanh toán cụ thể. Tuy nhiên, về phía Bên bán đã có 1 sai sót về đơn vị tính số lượng hàng hóa dẫn đến sai sót về số tiền. (1 bộ máy có 4 phần, mỗi phần có giá trị riêng, nhưng trong báo giá Bên bán chỉ ghi đơn vị tính 1 phần nên đơn giá cũng chỉ 1 phần). Bên mua chúng tôi nhận hàng và không biết có sự sai sót này. Sau đấy phía Bên bán có công văn thông báo sai sót này. Bên mua chúng tôi đã đồng ý chấp nhận ký phụ lục HĐ điều chỉnh đơn giá. Nhưng sau này phía bên tôi xem xét số tiền ký phụ lục bổ sung quá cao, vượt quá 10% cho phép. Vậy nay tôi muốn hỏi luật sư, liệu việc báo giá và điều chỉnh giá như vậy của Bên bán có vi phạm quy định về đảm bảo giao hàng đúng và đủ số lượng, chất lượng không? Khả năng chi trả thêm của cty chúng tôi đối với phụ lục này là không thể. Vậy có hướng giải quyết như thế nào đối với hợp đồng này ạ? Rất mong nhận được sự tư vấn từ phía luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn. Trân trọng./.
Thắc mắc của Cục Hải quan TP. Hải Phòng về phí vận tải hàng hóa tới cửa khẩu nhập đã được Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể tại Công văn số 1309/TCHQ-KTTT ngày 15/3/2010.
Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm trong việc sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ và lập, gửi thông báo và báo cáo cho cơ quan thuế như thế nào?
Xe thô sơ xếp hàng hóa vượt quá giới hạn quy định bị xử phạt thế nào? Quy định tại văn bản nào? Mong ban biên tập giải đáp thắc mắc của tôi. Xin cám ơn!
Hàng hóa bán trực tiếp sang nước thứ ba không qua cửa khẩu Việt Nam có được miễn thuế GTGT?
Bà Hoàng Thị Thanh Hương (hoang.thithanhhuong@...) đề nghị cơ quan chức năng giải đáp thắc mắc về miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh, quy định tại Quyết định số 78/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Theo phản ánh của bà Hương thì Quyết định trên quy định hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị từ 1.000.000 đồng (một triệu đồng) trở xuống được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Hiện nay các Công ty chuyển phát nhanh có chia dịch vụ này thành nhiều loại hình chuyển phát, như: Chuyển phát cực nhanh, chuyển phát cấp tốc..., tuy nhiên Chi cục Hải quan Bưu điện thành phố Hà Nội cho rằng do Quyết định này chỉ quy định dịch vụ "chuyển phát nhanh" được miễn thuế nên các loại hình chuyển phát khác đều phải chịu thuế. Cho rằng, Chi cục Hải quan Bưu điện thành phố Hà Nội áp dụng việc miễn thuế không theo đúng tinh thần của Quyết định số 78/2010/QĐ-TTg nêu trên, bà Hương đề nghị cơ quan chức năng giải đáp về vấn đề này.
Ông Lê Văn Lượng (TP Đà Nẵng) thường xuyên mua hàng hóa từ nước ngoài được chuyển qua dịch vụ chuyển phát nhanh. Theo ông Lượng được biết, Quyết định số 78/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế có quy định, hàng hóa có giá trị từ 1.000.000 đồng trở xuống được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên, từ đầu tháng 2/2011 đến nay, hàng hóa ông Lượng mua, được gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đều bị Hải quan Nội Bài đánh thuế khá cao trong khi giá trị hàng hóa chỉ khoảng 200.000 đến 300.000 đồng. Qua Cổng TTĐT Chính phủ, ông Lượng mong muốn cơ quan chức năng xem xét, giải quyết để chính sách đến được với người dân.
Vận chuyển trái phép hàng hóa tiền tệ qua biên giới là gì?
Trước hiện tượng dịch cúm gia cầm có nguy cơ tái bùng phát, Công an xã X, một xã giáp biên giới, được chỉ đạo tăng cường tuần tra, phát hiện và xử lý các hành vi vận chuyển, nhập lậu gà qua biên giới. Nhận được tin báo qua điện thoại của cơ sở quần chúng, Công an xã đã nhanh chóng phục kích tại đường mòn thuộc địa bàn thôn K và bắt quả tang hai người đàn ông mang vác gà Trung Quốc từ bên kia biên giới theo đường mòn về tập kết tại một nhà bạt dựng tạm trong khu vực biên giới, có người nhận và giao cho các đối tượng khác vận chuyển sâu vào nội địa để tiêu thụ. Qua kiểm tra sơ bộ, lực lượng kiểm tra xác định số gà có giá trị khoảng gần 500.000 đồng, toàn bộ là gà nhập lậu, không có bất kỳ giấy tờ gì chứng minh nguồn gốc hàng hoá. Ba người dân vận chuyển và nhận hàng đều là người dân sở tại. Công an xã nên giải quyết trường hợp này như thế nào?
Theo phản ánh của bà Phạm Minh Thu (hpg.pmthu@...), hiện công tác tại Công ty CMA-CGM Việt Nam JSC, bà Thu có tham khảo Điều 12, Thông tư số 05/2013/TT-BCT ngày 18/2/2013 của Bộ Công Thương về vận đơn đường biển đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất có quy định: “Vận đơn đường biển đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất thuộc phạm vi điều chỉnh tại Thông tư này phải là vận đơn đích danh, không được chuyển nhượng”. Vậy với tư cách là người lập ra vận đơn đường biển, bà Thu đề nghị cơ quan chức năng giải đáp: - Trường hợp đề người nhận hàng (consignee) đích danh là 1 doanh nghiệp, có mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất, khi hàng về đến cảng đích, công ty bà tiến hành thủ tục báo cho khách hàng biết về lô hàng. Tuy nhiên, người nhận hàng trên vận đơn từ chối nhận hàng với lý do là không có hợp đồng nào liên quan đến lô hàng. Trường hợp này, người bán hàng yêu cầu đổi tên sang người nhận hàng mới, vậy có được phép không? Điều này có vi phạm quy định “không được chuyển nhượng” không? - Đối với quy định vận đơn đích danh, trường hợp người gom hàng (forwarder) tham gia vào việc làm dịch vụ vận chuyển đường biển cho lô hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất. Vậy hãng tàu lập 1 bộ vận đơn (B/L) cho người gom hàng thì có được chấp nhận không?
Xin cho biết trách nhiệm bảo hành của người bán hàng đối với hàng hóa của mình?
Tôi mua chiếc máy tính tại cửa hàng và có phiếu bảo hành đầy đủ với thời hạn 12 tháng. Sau được bốn tháng sử dụng thì bị hư hỏng nặng nên tôi đề nghị cửa hàng bảo hành cho tôi nhưng cửa hàng đó lại bảo tôi liên hệ nhà sản xuất để được sửa chữa. Vậy tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong trường hợp này?
Xe gắn biển số nước ngoài vận chuyển hàng hóa không đúng với quy định tại Hiệp định vận tải đường bộ bị xử phạt như thế nào? Xin cám ơn ban biên tập!