Xin luật gia cho biết những quy định mới về miễn thi môn ngoại ngữ đối với công chức thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp
Theo phản ánh của ông Đinh Đức Thiện, công tác tại Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, hiện nay, một số cơ sở giáo dục đào tạo trong nước có tổ chức tuyển sinh thạc sĩ nhưng chỉ áp dụng thi tuyển môn ngoại ngữ là tiếng Anh. Ông Thiện đề nghị cơ quan chức năng giải đáp, các cơ sở đào tạo có được tổ chức thi tuyển đầu vào thạc sĩ môn ngoại ngữ là các thứ tiếng khác không? Thí sinh có bằng đại học chuyên ngành ở nước ngoài có được miễn thi ngoại ngữ đầu vào tại các cơ sở đào tạo thạc sĩ trong nước không?
Hồ sơ thi công chức ngoài chứng chỉ ngoại ngữ ABC ra. Các chứng chỉ ngoại ngữ khác có được chấp nhận không?vd như chứng chỉ tiếng trung HSK
Trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức, sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người đi làm việc ở nước ngoài trong việc dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài được quy định như thế nào?
Công ty em là công ty cổ Phần ở Hà Nội, hiện công ty em muốn mở thêm chức năng dạy ngoại ngữ. MỞ trung tâm dạy ngoại ngữ. Vậy muốn xin giấy phép con của Bộ giáo dục thì cty em cần làm những thủ tục gì? Hồ sơ như thế nào? Có văn bản thông tư nào hướng dẫn về việc này ko ạ.
Ông Nguyễn Gia (nguyendacduan@...) hỏi: Giáo viên đã có chứng chỉ tiếng Anh theo bậc A, B, C có được xét quy đổi tương ứng sang các bậc theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc không?
Tôi muốn thành lập trung tâm ngoại ngữ do cá nhân tôi làm chủ. Xin hỏi thủ tục như thế nào?
Em hiện tại đang sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cho em hỏi việc thành lập cơ sở ngoại ngữ cần những thủ tục như thế nào. Em tìm thấy một vài thông tin trên mạng thì có đọc được vài thông tin rằng Sở GD&ĐT đang nhưng cấp phép cho các cơ sở - trung tâm anh ngữ, vậy không biết có đúng không? Và việc thành lập cơ sở và trung tâm có khác nhau không thưa luật sư.
Tôi đang theo học ở trường ngoại ngữ Đông Âu cơ sở 3 ( chính là trung tâm mà mấy ngày này báo tuổi trẻ đã có đăng sự việc "Vây nhà đòi nợ giám đốc trung tâm ngoại ngữ"). Nhà trường đã vi phạm khá nhiều cam kết với tôi từ lúc tôi đi học tới nay, cụ thể là: -Không có giáo viên bản xứ như trong hợp đồng -Tự ý đổi giờ học nhiều lần -Tự ý đổi địa điểm học sang trường tiểu học bàn ghế quá nhỏ, không có máy lạnh, ồn ào khó tiếp thu bài Tôi không chấp nhận việc này và muốn rút học phí ra nhưng giám đốc là ông Vương Quang Hùng không chấp thuận và đã đề xuất là sẽ cho bảo lưu học phí, tới khi nào trường mới xây xong sẽ cho chuyển sang đó học lại. Tuy nhiên tôi không chấp nhận cách giải quyết này và vẫn muốn rút. Ông Hùng tỏ thái độ lần lữa, và mấy ngày nay không liên lạc được. Ông không tiếp chúng tôi ở nhà riêng. Ở cơ sở hiện tại của trường thì không còn các nhân viên có thẩm quyền nữa (chỉ còn 1 giám thị nhưng cũng không giải quyết được gì). Nay tôi muốn tiến hành tố cáo hoặc khởi kiện ông Hùng thì tôi phải làm thế nào, trình tự ra sao, đơn viết thế nào và gửi cho ai? Xin nói thêm là ông Hùng là giám đốc một công ty TNHH chủ quản của trường Đông Âu. Xin chân thành cảm ơn các luật sư.
Bà Trần Thị Phụng Lan (Bình Phước) là học viên khoá học thứ 3 (MBA–SS3) của chương trình thạc sỹ liên kết đào tạo giữa trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh và trường Đại học SoongSil của Hàn Quốc, thời gian học 2 năm. Đến nay, khoá học thứ 3 (MBA – SS3) đã hoàn thành và học viên đã bảo vệ xong luận văn cuối khóa. Hiện học viên đang chờ Trường làm lễ tốt nghiệp cho khóa học. Tuy nhiên, theo thông báo của Phòng Đào tạo và Phòng Quản lý sau Đại học của trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, học viên lớp MBA-SS3 phải bổ sung chứng chỉ ngoại ngữ IELTS 5.0, hoặc tương đương B2 theo khung tham chiếu châu Âu thì mới được nhận bằng tốt nghiệp thạc sỹ do trường Đại học SoongSil của Hàn Quốc cấp. Bà Lan đã có Giấy chứng nhận ngoại ngữ B2 theo khung tham chiếu Châu Âu (CEFR) do Đại học sư phạm Huế cấp. Khóa học cấp Giấy chứng nhận ngoại ngữ B2 này do trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh kết hợp với trường Đại học Huế tổ chức. Tuy nhiên, Phòng Đào tạo và Phòng Quản lý sau Đại học của trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh thông báo, Giấy chứng nhận ngoại ngữ B2 do Đại học Huế cấp không đạt theo khung tham chiếu châu Âu. Bà Lan hỏi, Giấy chứng nhận ngoại ngữ B2 theo khung tham chiếu châu Âu do Đại học Sư phạm Huế cấp có giá trị trên toàn quốc theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo không? Giấy chứng nhận này có được sử dụng cho các chương trình đào tạo liên kết nước ngoài như trên không?
Theo Luật người lao động Việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì trách nhiệm của người lao động trong việc học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết được qui định như thế nào?
Công ty tôi là công ty 100% vốn nước ngoài, hiện tại công ty chúng tôi muốn cung cấp dịch vụ đào tạo ngoại ngữ trực tuyến. (Không phải là trung tâm ngoại ngữ mà là cung cấp dịch vụ dạy học trực tuyến) Để đáp ứng được đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam, rất mong được Luật sư tư vấn về các thủ tục pháp lý,quy định về pháp lý để công ty chúng tôi có thể thành lập doanh nghiệp,và hoạt động tại thị trường Việt Nam.
Nhà nước có chính sách gì để hỗ trợ người lao động học nghề, học ngoại ngữ trước khi đi xuất khẩu lao động?