Bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh tuyên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) vô hiệu; tôi phải trả cho ông P 140 triệu đồng và ông P phải trả lại Giấy chứng nhận QSDĐ cho tôi cùng thời điểm. Tuy nhiên, hiện nay hoàn cảnh của tôi rất khó khăn nên không thể trả một lần theo thông báo của Chi cục Thi hành án. Vậy, tôi có thể đề nghị trả vào nhiều lần hàng tháng, hoặc ông P cùng tôi đem Giấy chứng nhận đi thế chấp vay tiền của ngân hàng, khi giải ngân sẽ chuyển qua Chi cục Thi hành án để trả cho ông P có được không?
Hai cấp tòa sơ và phúc thẩm đều buộc Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) NVH phải trả cho tôi 180 triệu đồng và tháo dỡ công trình không đảm bảo chất lượng. Công ty cũng phải chịu chi phí giám định trên 28 triệu đồng.
Tôi đã có đơn xin thi hành án (THA) tại phòng THA quận từ tháng 10-2008. Qua xác minh, phòng THA thông báo cho tôi là Công ty NVH không có tiền trong tài khoản, chỉ có căn nhà của ông giám đốc đang thế chấp tại ngân hàng. Tôi có đơn đề nghị kê biên căn nhà, định giá và trả nợ ngân hàng nếu có, còn lại sẽ THA. Nhưng phòng THA lại nói “căn nhà là tài sản riêng, không được lấy để THA cho công ty”. Tôi xin hỏi phòng THA nói có đúng không? Xin được tư vấn cách để được THA.
Xin cho tôi hỏi cách tính lãi suất và thời điểm tính lãi suất đối với trường hợp thi hành án thu hồi nợ cho ngân hàng theo quyết định thi hành án theo đơn như thế nào?
Theo quyết định hòa giải thành bà Long nhận số nợ 1 tỷ đồng đã vay của tôi và chấp nhận trả nợ cho tôi theo quyết định của Tòa án là lấy tài sản của bà Long đứng tên đã thế chấp cho tôi làm tài sản thi hành án cho khoản nợ vay 1 tỷ. Tôi đã làm các bước hồ sơ ngăn chặn tài sản và thời gian tự nguyện thi hành án đã hết, bên phải thi hành án đã dùng thủ đoạn đưa ra lý do đang có tranh chấp giữa con cái trong gia đình. Vậy, cho tôi hỏi phải làm sao để ngăn chặn việc giả dối này để nhằm cố tình kéo dài thời gian cưỡng chế thi hành án thì tôi phải đơn gửi đến những cơ quan nào để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình?
Theo Nghị định 70/2013/NĐ-CP sửa đổi quy chế quản lý kho vật chứng thì tiền, tài sản tang vậtphải được niêm phong và gửi tại hệ thống kho bạc nhà nước. Xin hỏi tiền, tài sản đó được hạch toán như thế nào? Khi niêm phong thành phần gồm những ai?
Tòa án quyết định: Công ty A phải trả cho Ngân hàng B 1 tỷ đồng, có các tài sản bảo đảm của người thứ 3 bảo lãnh khoản vay của cho công ty A. Quá trình thi hành án công ty A không còn tài sản gì. Ngân hàng đề nghị xử lý kê biên tài sản bảo đảm của bên thứ 3 để thi hành án, do bên thứ 3 không tự nguyện giao tài sản để xử lý. Trong trường hợp này khi cưỡng chế thi hành án có trừ chi phí thi hành án vào tài sản bán được của bên thứ 3 không? Nếu không thì sẽ xử lý thế nào trong khi Công ty A không còn tài sản?
Ông A ủy quyền cho B làm đơn yêu cầu thi hành án. Vậy khi cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án thì trong phần quyết định người được thi hành án đứng tên là ông A hay là ông B?
Tại điểm b khoản 1 Điều 61 quy định: “khoản thu nộp ngân sách nhà nước có giá trị dưới năm triệu đồng“ được hiểu là giá trị còn phải thi hành án tại thời điểm xét miễn thi hành án hay giá trị phải thi hành theo quyết định thi hành án lần đầu? Ví dụ: Quyết định thi hành án lần đầu số 250/QĐ-THA ngày 10/11/2000 phải thu 50.000 đồng án phí, phạt 5.000.000 đồng. Số đã nộp 100.000 đồng, còn phải nộp 4.950.000 đồng. Vậy trường hợp này nếu không có tài sản, thu nhập có được miễn thi hành án theo điểm b khoản 1 điểu 61 Luật Thi hành án dân sự năm 2008.