Hỏi đáp pháp luật về Đầu tư

Hỏi đáp pháp luật Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong hoạt động theo dõi và kiểm tra hoạt động đấu thầu được quy định như thế nào? 15:43 | 07/02/2017

Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong hoạt động theo dõi và kiểm tra hoạt động đấu thầu được quy định như thế nào? Chào quý anh chị ban biên tập Thư Ký Luật! Hiện tại tôi có một thắc mắc trong lĩnh vực đầu tư, cụ thể là hoạt động đấu thầu. Quý anh chọ cho tôi hỏi: Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong hoạt động theo dõi và kiểm tra hoạt động đấu thầu được quy định như thế nào? Rất mong nhận được sự giải đáp của quý anh chị, tôi xin chân thành cám ơn!

Hỏi đáp pháp luật Doanh nghiệp đầu tư vào vùng đặc biệt khó khăn được hưởng ưu đãi gì? 10:41 | 07/02/2017

Một Doanh nghiệp đầu tư vào vùng đặc biệt khó khăn được hưởng ưu đãi gì? Họ có được hỗ trợ về tiền thuê trụ sở kinh doanh hoặc tiền phí, lệ phì gì không? - Văn bản nào áp dụng ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư? VD: Họ thuê lại trung tâm thương mại của huyện thì có được miễn giảm tiền thuê không?

Hỏi đáp pháp luật Phần công việc không áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu 08:08 | 07/02/2017

Theo Điểm 3b Điều 4 Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT: Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm: hoạt động của ban quản lý dự án, tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng, trả lãi vay; các công việc do chủ đầu tư tự tiến hành bao gồm lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu và các công việc khác không áp dụng được các hình thức lựa chọn nhà thầu với giá trị tương ứng; Vậy trong trường hợp bên em (là Công ty) tự thực hiện lập hồ sơ yêu cầu, đánh giá hồ sơ dự thầu còn thẩm định hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu do Tổng công ty phê duyệt thì những công việc trên bên em có được coi là "Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu" không ạ? Nếu có thì chi phí của nó được tính theo chi phí lập, thẩm định hồ sơ đã ghi trong luật đấu thầu phải không ạ?

Hỏi đáp pháp luật Bộ KHĐT giải đáp trường hợp hồ sơ dự thầu bị loại 08:02 | 07/02/2017

Công ty của ông Trần Nhật Khánh (TP.HCM) tham dự 2 gói thầu cung cấp vật tư thiết bị cho 2 dự án khác nhau cùng một thời điểm, hình thức đấu thầu 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ. Khi mở thầu phần hồ sơ kỹ thuật, chủ đầu tư phát hiện, công ty để nhầm bảo lãnh dự thầu của gói 1 sang gói 2 và ngược lại. Theo quan điểm của chủ đầu tư, công ty của ông Khánh đã vi phạm điều kiện tiên quyết của Luật Đấu thầu, do vậy hồ sơ mời thầu bị loại. Tuy nhiên, ông Khánh được biết, quan điểm một số chủ đầu tư khác là nếu mở đồng thời 2 gói thầu cùng một lúc (theo thứ tự trước sau) không xếp việc này vào điều kiện tiên quyết mà vẫn chấp nhận cho lỗi này của nhà thầu. Ông Khánh đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn tình huống nêu trên.

Hỏi đáp pháp luật Gói thầu dịch vụ tư vấn, đánh giá nhà thầu thế nào? 10:44 | 06/02/2017

Ông Võ Chí Cường (Bình Định) thắc mắc: Gói thầu dịch vụ tư vấn có 3 nhà thầu nộp hồ sơ, khi mở thầu, 1 nhà thầu không có đơn dự thầu trong đề xuất kỹ thuật, vậy nhà thầu này có bị loại không hay được phép bổ sung tài liệu? Nếu bị loại thì chỉ còn 2 nhà thầu, trường hợp này được phép đánh giá tiếp hay phải đấu thầu lại?

Hỏi đáp pháp luật Căn cứ phê duyệt dự toán gói thầu xây dựng 10:43 | 06/02/2017

Vừa qua, cơ quan của bà Trần Thanh Nga (tỉnh Thái Bình) quyết định không phê duyệt dự toán gói thầu xây dựng cho 2 trường hợp sau đây: Trường hợp giá vật liệu không thay đổi, cũng không có biến động về nhân công, máy thi công nên giá trị dự toán không thay đổi từ khi được cấp quyết định đầu tư phê duyệt đến khi tổ chức lựa chọn nhà thầu. Trường hợp giá vật liệu có thay đổi nhưng lại làm dự toán công trình lớn, phần tăng lên vẫn nằm trong chi phí dự phòng, không vượt qua dự toán đã được cấp quyết định đầu tư phê duyệt. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí đầu tư của ngân sách Nhà nước, cơ quan của bà Nga không phê duyệt dự toán gói thầu trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu. Bà Nga hỏi, cơ quan của bà không phê duyệt dự toán gói thầu trong 2 trường hợp nêu trên có đúng không?

Hỏi đáp pháp luật Trường hợp phải tổ chức gói thầu mới 10:43 | 06/02/2017

Công ty ông Phan Ngọc Hiệp (Hà Nội) tổ chức mua sắm 5 hàng hóa theo hình thức chào hàng cạnh tranh thông thường. Giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu là 550 triệu đồng. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã đăng trên mạng đấu thầu quốc gia. Công ty đã mở thầu vào ngày 19/10/2016. Hiện đang trình phê duyệt lựa chọn nhà thầu với giá trúng thầu cho 5 hàng hóa là 445 triệu đồng. Tuy nhiên, do Công ty hoạt động trong lĩnh vực công ích, yêu cầu sản xuất phát sinh đột xuất phải mua thêm 5 hàng hóa nữa. Ông Hiệp hỏi, công ty có được thương thảo hợp đồng với đơn vị trúng thầu để mua thêm 5 hàng hóa nữa không và nếu được thì công ty phải thực hiện điều chỉnh những gì?

Hỏi đáp pháp luật Xử lý trường hợp nhà thầu nộp hai bộ hồ sơ giống nhau 10:33 | 06/02/2017

Ông Nguyễn Hồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) công tác tại một đơn vị y tế. Đơn vị của ông đang đấu thầu mua một số vật tư y tế theo hình thức đấu thầu rộng rãi 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ. Khi phát hành hồ sơ mời thầu và có 5 nhà thầu mua hồ sơ. Khi nhận hồ sơ dự thầu, cũng có 5 bộ hồ sơ của 4 nhà thầu trong danh sách mua hồ sơ. Trong đó có một nhà thầu nộp 2 bộ hồ sơ có ghi nội dung tên công ty, tên gói thầu, số bản gốc, bản chụp như nhau. Ông Đăng hỏi, khi mở thầu thì 2 bộ hồ sơ của nhà thầu nói trên có hợp lệ không?

Hỏi đáp pháp luật Hình thức đầu tư để được ưu đãi thuế 10:33 | 06/02/2017

Công ty em là công ty thương mai, chuyên nhập khẩu, phân phối và xuất khẩu mặt hàng băng dính bảo vệ camera điện thoại. Công ty mẹ là công ty Hàn Quốc. Bên em có ý định mở xưởng sản xuất trong KCN Quang Minh để được hưởng ưu đãi thuế (miễn 2 năm và giảm 4 năm theo như em tìm hiểu). Hiện nay bên em đang có 2 giải pháp cho việc này đó là: 1. Công ty mẹ bên Hàn Quốc sẽ đầu tư mở mới một công ty khác để sản xuất trong KCN. 2. Công ty hiện tại sẽ đầu tư mở rộng sản xuất ( hiện tại trụ sở công ty em ở Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội ) thì có vấn đề gì trong việc xin miễn giảm thuế không. Tuy nhiên, nếu đầu tư mở rộng thì vốn vẫn là công ty mẹ chuyển về cho bên em. Hai cách đó thì bên em nên lựa chọn cách nào hợp lí và ít rủi ro hơn ạ? Mong luật sư tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn.

Hỏi đáp pháp luật Mối quan hệ của nhà thầu chính và nhà thầu phụ 13:57 | 04/02/2017

Tôi mới mở thêm công ty thi công XD (gọi là B) từ tháng 4/2015 và chưa ký HD thi công công trình nào do chưa có năng lực mà vẫn phải dùng pháp nhân công ty cũ (gọi là A) . Nay tôi muốn ký HD thầu phụ giữa công ty A và công ty B thi công một phần công việc để tạo hồ sơ năng lực cho công ty B. Vậy tôi muốn hỏi có cần đưa công ty B vào danh sách thầu phụ không? Cách thực hiện trong trường hợp có đưa và không đưa vào danh sách thế nào? Công ty B lập hồ sơ chất lượng, thanh quyết toán với Chủ đầu tư hay với công ty A, xuất hóa đơn cho cty A hay cho chủ đầu tư? Rất mong nhận được lời giải đáp. Xin chân thành cảm ơn!

Hỏi đáp pháp luật Đổi giấy phép kinh doanh cần phải có những giấy tờ gì? 13:45 | 04/02/2017

Hiện mình muốn đổi giấy phép kinh doanh (Đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh). Vậy hồ sơ của mình cần những biểu mẫu và kèm theo những giấy tờ nào đề nộp cho Sở kế hoạch đầu tư. Mong sớm nhận được phản hồi. Mình cám ơn!

Hỏi đáp pháp luật Danh sách ngắn trong đấu thầu 10:50 | 04/02/2017

Ban biên tập giúp tôi tư vấn vấn đề về đấu thầu này nhé. Đối với đấu thầu hạn chế: bắt buộc phải có danh sách ngắn đúng không? Và việc lựa chọn danh sách ngắn theo NĐ 63 có nêu: Xác định, phê duyệt danh sách ngắn: Xác định, phê duyệt danh sách ngắn gồm tối thiểu 03 nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu và có nhu cầu tham dự thầu. Vậy chỉ cần đưa tờ trình quyết định có danh sách này để chủ đầu tư phê duyệt cùng kế hoạch đấu thầu là được hay phải làm thủ tục lựa chọn gì khác? Quy trình thực hiện đấu thầu hạn chế chỉ khác đấu thầu rộng rãi ở chỗ danh sách ngăn này thôi đúng không? Điều 44 ND63 có quy định "Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, có thể áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn nhằm lựa chọn được các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu". Như vậy nếu áp dụng đấu thầu rộng rãi thì việc lựa chọn danh sách ngắn sẽ mất nhiều thủ tục và thời gian (cũng phải lập hồ sơ... giống như 1 giai đoạn riêng). Xin được tư vấn về vấn đề này rõ hơn.

Hỏi đáp pháp luật Gói thầu có nhiều phần, chọn nhà thầu thế nào? 10:44 | 04/02/2017

Đơn vị trực thuộc Sở Y tế thực hiện mua sắm một số trang thiết bị bằng nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị với giá trị mua sắm lớn (khoảng 100 tỷ đồng) và trong dự toán thu chi năm của đơn vị đã có nội dung mua sắm trên. Bà Thanh muốn biết, việc mua sắm này đơn vị có phải lập dự án không? Khi nào thì thực hiện mua sắm thường xuyên và khi nào thì phải lập thành dự án? Đối với gói thầu được chia thành nhiều lô thầu, nếu số nhà thầu tham dự gói thầu lớn hơn 3 nhà thầu nhưng có lô thầu không đủ 3 nhà thầu, thì đơn vị có phải thực hiện xử lý tình huống đối với lô thầu này theo Khoản 4, Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP không?

Hỏi đáp pháp luật Có thể bổ sung ủy quyền bảo lãnh dự thầu? 10:41 | 04/02/2017

Ông Nguyễn Trung Tín (Ninh Thuận) hỏi: Trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu có thư bảo lãnh được Phó Giám đốc ngân hàng ký, nhưng không kèm giấy uỷ quyền, như vậy có hợp lệ không? Nhà thầu có được quyền bổ sung giấy tờ nêu trên không?

Hỏi đáp pháp luật Có cần ghi rõ nơi xuất xử của thiết bị trong hồ sơ mời thầu không? 11:30 | 24/01/2017

Có cần ghi rõ nơi xuất xử của thiết bị trong hồ sơ mời thầu không? Công ty tôi đang có gói thầu đầu tư mới một thiết bị trong dây truyền sản xuất, với mục tiêu ưu tiên lựa chọn thiết bị của G7 do vậy trong hồ sơ mời thầu tại phần yêu cầu xuất xứ thiết bị có đưa ra tiêu chí ưu tiên để xét giá đánh giá như sau: d) Xuất xứ Thiết bị - Thiết bị xuất xứ từ EU, G7: K=1 - Thiết bị được Thiết kế bởi Nhà cung cấp được ủy quyền sử dụng công nghệ của EU, G7 nhưng chế tạo tại các nước ngoài EU, G7: K=1,02 - Thiết bị được thiết kế, chế tạo ngoài EU, G7: K=1,05. Như vậy có được không? Là đúng hay sai và có văn bản quy định nào cho phép không? Mong được giúp đỡ! Xin chân thành cảm ơn!

Hỏi đáp pháp luật Quy định về kinh doanh buôn bán phế liệu kim loại 11:12 | 24/01/2017

Xin chào Luật sư! Tôi tên là Nguyễn Công ***, thành viên của Thư viện Pháp luật. Nay tôi có vấn đề xin được luật sư tư vấn.

1. Mặt hàng kinh doanh bán buôn là Phế liệu kim loại, có phải là Hàng hóa kinh doanh có điều kiện không? Nếu có thì điều kiện cần và đủ để hoạt động kinh doanh bán buôn.

2. Hiện tại có một Công ty A ( kinh doanh bán buôn phế liệu kim loại) đang bán hàng cho Công ty B ( sản xuất Kim loại). Giờ Công ty A muốn ký hợp đồng bán cho Công ty C và Công ty C ký hợp đồng bán cho Công ty A. (Mặt hàng là phế liệu kim loại, hai hợp đồng giao dịch đều có hóa đơn bán hàng). Hỏi: Công ty C ký hợp đồng là loại hợp đồng theo luật thương mại hay hợp đồng dân sự? Công ty C phải chịu các khoản thuế phí như thế nào? (Công ty C không kinh doanh buôn bán mặt hàng trên tại cơ sở)

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào