Gây tai nan giao thông, xử phạt và đền bù.

Xinh chào luật sư! Anh trai tôi đi công tác, với phương tiện là xe máy. Khi đang đi trên đường thì gặp một người điều khiển xe máy đi ngược chiều (người đó là công an), vì  không làm chủ được tay lái do đã uống rượu, bia, nên người đó đã điều khiển xe máy chiếm sang phần đường và đâm thẳng vào xe anh tôi, làm anh tôi bị gẫy hở xương đùi trái và rạn xương hông. Khi gây ra tai nạn, người đó không những không đưa anh tôi đi bệnh viện cấp cứu mà còn chửi mắng thậm tệ. Xe máy của người công an đó lắp biển kiểm soát không hợp lệ (lắp biển xe khác vào). Anh trai tôi làm giáo viên, hiện nay phải nghỉ dạy học trong sáu tháng để điều trị chấn thương và vợ anh ấy cũng phải xin nghỉ dạy học ba tháng để phục vụ anh ấy. Hiện nay anh tôi cũng đang theo học lớp đại học tại chức, phải nghỉ học một thời gian. Vậy luật sư có thể tư vấn cho tôi: Nếu đưa ra pháp luật sử lí người đó sẽ bị xử phạt như thế nào? Nếu hai bên tự thoả thuận, người ấy phải đền bù cho gia đình anh tôi như thế nào cho hợp lí.   Xin cảm ơn luật sư.

Chào bạn,

Bạn không nói rõ là việc xảy ra tai nạn giao thông đó có được công an giao thông lập biên bản hiện trường, xác định lỗi của 2 bên như thế nào. Căn cứ vào biên bản này thì mới xác định được lỗi của người gây ra tai nạn và các chi phí điều trị có hóa đơn chứng từ cùng với việc mất thu nhập do phải điều trị chấn thương sẽ là cơ sở để yêu cầu bên gây tai nạn phải bồi thường.

Luật dân sự 2005:

[Anchor] Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.

Điều 607. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm.

Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. 

Ngoài ra, tùy theo mức độ vi phạm mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ quy định tại điều 202 Bộ luật hình sự 1999.

Trân trọng

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
383 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào