Tranh chấp về đất không có di chúc
Chào bạn!
Vấn đề bạn nêu cho thấy vụ việc khá phức tạp đối với bạn nếu bạn đi khởi kiện người chú của mình.
Nếu phần đất đó đã được cấp GCN QSDĐ thì kể như việc kiện đòi quyền lợi của bạn lại càng khó khăn hơn, vì khi xét xử tòa án sẽ căn cứ vào GCN để xem xét.
Trường hợp đất đó chưa được cấp GCN thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ không cấp GCN nếu có đơn tranh chấp.
Tôi có thể nêu ra một vài cơ sở cho thấy những khó khăn mà bạn phải vượt qua nếu muốn tranh chấp:
1. Về nguyên tắc, đất đai thuộc sở hữu tòan dân do nhà nước thống nhất quản lý và là người đại diện chủ sở hữu. Cá nhân, tổ chức chỉ có quyền sử dụng. Nếu người sử dụng bỏ hoang hoặc sử dụng không đúng mục đích có thể bị nhà nước thu hồi đất. Như vậy, khi xem xét giải quyết tranh chấp nhà nước coi trọng quyền lợi của người sử dụng đất
2. Điều 645 BLDS quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế là 10 năm. Trong khi bà nội bạn chết năm 1983!
3. Tại điểm a, mục 2.4 Nghị quyết 02/2004 của HĐTP TANDTC, sẽ không áp dụng về thời hiệu khởi kiện về thừa kế nhưng khi đó bạn phải có văn bản thỏa thuận thừa nhận đây là tài sản do người chết để lại chưa chia thì tòa án mới thụ lý để giải quyết.
" 2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế
a. Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế.
Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:
a.1. Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.
a.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.
a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.
b. Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền... thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản."
Trên đây là một số ý kiến để bạn tham khảo trước khi quyết định khởi kiện hay không. Mong rằng thông tin này giúp ích cho bạn
Chúc bạn thành công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?