Hòa giải việc đòi đất giữa anh em trong gia đình
Chào bạn.
Căn cứ vào các thông tin dữ liệu bạn cung cấp, trường hợp của bạn tôi trao đổi như sau:
Ông bà nội bạn đã mất để lại ba mảnh đất hiện đã đứng tên người trong gia đình bạn, tôi cũng không biết nguồn gốc khi họ sang tên cho những người đang đứng tên mà bạn đã nêu ở trên là như thế nào. Nhưng tôi có thể đưa ra hai trường hợp như sau:
Trường hợp thứ nhất: Nếu đây là tài sản có nguồn gốc tặng cho thì chú bạn không có quyền khởi kiện vụ việc này được.
Trường hợp thứ hai: Tài sản có nguồn gốc từ Ông bà nội bạn để lại không có di chúc thì khối tài sản trên sẽ được chia theo pháp luật thừa kế.
Hàng thứa kế thứ nhất theo quy định tạị điểm a, khoản 1, điều 676 Bộ Luật Dân Sự 2005 gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Các đồng thừa kế được hưởng mỗi phần bằng nhau.
Nếu chú bạn ở trường hợp thứ hai này thì chú bạn toàn quyền khởi kiện, tuy nhiên thời hiệu khởi kiện về thừa kế đã hết thì chú bạn cũng không thể yêu cầu chia tài sản thừa kế mà chú bạn có thể yêu cầu chia tài sản chung của ông bà nội bạn.
Vụ việc của bạn có thể các bên tự thỏa thuận với nhau là tốt nhất để mọi người còn giữ tình cảm anh em trong gia đình với nhau, còn nếu đem ra giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền thì nó sẽ rất phức tạp và mất đi tình nghĩa anh em trong gia đình.
Nếu bạn có gì thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp với tôi
Trân trọng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?