Hợp đồng cho thuê nhà

Thưa luật sư, Công ty chúng tôi có sở hữu một căn nhà, tháng vừa rồi đã ký hợp đồng cho thuê nhà với một Công ty khác(Đại diện 2 Công ty đã ký tên, đóng dấu trong hợp đồng). Trong điều khoản thanh toán của hợp đồng có ghi rõ là bên thuê phải đặt cọc 60.000.000VNĐ cho bên cho thuê ngay sau khi ký hợp đồng (và bên thuê đã chuyển tiền theo đúng thỏa thuận), nếu ngày 10/6/2010 bên cho thuê không giao nhà đã sửa cho bên thuê theo thỏa thuận của 2 bên thì bên cho thuê phải bồi thường cho bên đi thuê một khoản tiền tương đương khoản tiền cọc (60.000.000VNĐ). Vì có một số vướng mắc về thủ tục giấy tờ nên Công ty chúng tôi chưa lắp được đồng hồ điện, và đồng hồ nước, do đó đã không giao nhà đúng như cam kết. Vậy đến thời hạn 10/6/2010 Công ty chúng tôi không giao nhà như trong thỏa thuận thì phải nộp phạt 60.000.000VNĐ như cam kết trong hợp đồng cho thuê nhà phải không? Luật sư cho tôi hỏi thêm một câu nữa là :làm thế nào để phân biệt Hợp đồng dân sự và Hợp đồng thương mại? Rất mong sớm nhận được trả lời tư vấn của luật sư! Xin chân thành cám ơn!
Chào bạn! 

Căn cứ điều 358 Bộ luật dân sự quy định về đặt cọc thì: Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim quý, đá quý hoặc bật có giá trị khác trong một thời hạn để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.

Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 

Như vậy nếu hai bên đã có thỏa thuận về việc đặt cọc để đảm bảo thực hiện hợp đồng mà Công ty của bạn vi phạm, không thực hiện hợp đồng như đã thỏa thuận thì công ty của bạn phải chịu phạt cọc như đã cam kết. 

Vấn đề thứ hai bạn thắc mắc về việc phân biệt giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại, tôi xin nêu lên quan điểm như sau: Tại điều 388 Bộ luật dân sự quy định về khái niệm hợp đồng dân sự thì “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập thay đổi hoặc tự chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Còn theo luật thương mại năm 2005 thì tuy không có quy định nào đưa ra khái niệm về hợp đồng thương mại nhưng tại điều 3 của luật này đã đưa ra giải thích về hoạt động thương mại, theo đó “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. 

Trong khi đó quan hệ dân sự là các quan hệ bao trùm trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động….

Như vậy bạn có thể hiểu hợp đồng dân sự là một loại hợp đồng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong tham gia trong các quan hệ dân sự mang tính chất bao quát chung thường là các giao dịch phục vụ mục đích tiêu dùng chứ không là hợp đồng kinh doanh với mục đích sinh lợi.

Còn hợp đồng thương mại là hợp đồng được ký kết giữa các thương nhân với nhau trong các hoạt động thương mại như mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại….nhằm mục đích kinh doanh phat sinh lợi nhuận.

 Trân trọng!
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
265 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào