Quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng
Theo quy định tại Điều 46, 47 Bộ luật Tố tụng Dân sự thì thẩm phán phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
- Thẩm phán đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự. Theo hướng dẫn tại tiểu mục 2.2 mục 2 phần II Nghị quyết 01/ 2005/NĐ-HĐTP ngày 31-3-2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân đân Tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất "Những quy định chung" của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 thì "Người thân thích của đương sự là người có quan hệ sau đây với đương sự: là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của đương sự; là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của đương sự; là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của đương sự; là cháu ruột của đương sự, mà đương sự là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột".
- Thẩm phán đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó.
- Có căn cứ rõ ràng cho rằng thẩm phán có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Theo hướng dẫn tại tiểu mục 2.3 mục 2 phần II Nghị quyết 01/2005/NĐ-HĐTP thì ngoài các trường hợp trên, đương sự có thể có căn cứ rõ ràng để khẳng định là thẩm phán không vô tư trong khi làm nhiệm vụ trong các trường hợp khác (như trong quan hệ tình cảm, quan hệ thông gia, quan hệ công tác, quan hệ kinh tế...). Cũng được coi là có căn cứ rõ ràng để cho rằng thẩm phán có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ nếu trong cùng một phiên tòa xét xử vụ án dân sự, kiểm sát viên, thẩm phán và thư ký tòa án là người thân thích với nhau hoặc nếu thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên được phân công xét xử phúc thẩm vụ án dân sự có người thân thích là thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên đã tham gia xét xử sơ thẩm vụ án đó.
- Thẩm phán và hội thẩm nhân dân cùng trong một hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;
- Thẩm phán đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ án đó, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì vẫn được tham gia xét xử nhiều lần cùng một vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;
- Thẩm phán đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là kiểm sát viên, thư ký tòa án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?