Cho người chưa đủ tuổi mượn xe máy có bị phạt không?
Luật Giao thông đường bộ 2008 tại Khoản 1 Điều 58 quy định rõ điều kiện để một người lái xe tham gia giao thông là phải đủ độ tuổi, sức khỏe theo luật định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp. Về độ tuổi của người lái xe máy, Khoản 1 Điều 60 Luật này quy định: Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3. Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự. Như vậy, trong trường hợp này, người em của anh/chị không đủ điều kiện để tham giao giao thông.
Việc anh/chị là chủ phương tiện cho người không đủ điều kiện tham gia giao thông mượn xe để điều tham giao thông sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP, ngày 13/11/2013 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, được sửa đổi bởi Nghị định 107/2014/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng (điểm đ Khoản 3 Điều 30).
Đồng thời, với hành vi điều khiển xe tham gia giao thông khi chưa đủ tuổi của người em anh/chị, cảnh sát giao thông có quyền tạm giữ xe của anh/chị đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại điểm h Khoản 1 Điều 75 của Nghị định 171/2013/NĐ-CP.
Như vậy, trong trường hợp này, cảnh sát giao thông có quyền xử phạt anh/chị về hành vi cho người em chưa đủ tuổi, không có bằng lái xe mượn xe để tham gia giao thông. Anh/chị cần đến cơ quan cảnh sát giao thông nơi tạm giữ xe của anh/chị, xuất trình các giấy tờ về xe và tiến hành các thủ tục nộp phạt để lấy xe về.
Có thể phải ngồi tù vì cho người chưa đủ tuổi mượn xe
Căn cứ vào Điều 205 của Bộ luật hình sự có quy định về tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ như sau: “Người nào điều động hoặc giao cho người không có giấy phép hoặc bằng lái xe hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến ba năm”.
- Thứ nhất, người chưa đủ 16 tuổi theo quy định của pháp luật là người chưa đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông.
- Thứ hai, vì người được giao xe chưa đủ điều kiện tham gia điều kiện phương tiện giao thông cho nên chủ sở hữu xe không được giao phương tiện cho họ.
- Thứ ba, căn cứ Điều 205 – Bộ Luật hình sự, thì chủ sở hữu phương tiện giao thông sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có tai nạn do người điều khiển phương tiện giao thông gây ra.
Như vậy, vấn đề đặt ra là trong trường hợp này, nếu người chủ sở hữu chiếc xe máy biết rõ người được giao xe không đủ điều kiện điều khiển xe máy nhưng vẫn giao xe cho để điều khiển và gây tai nạn thì người chủ sở hữu chiếc xe sẽ phải bồi thường thiệt hại về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 205 của Bộ luật hình sự. Còn nếu họ không biết, không có khả năng biết người được giao xe chưa đủ 16 tuổi thì họ không phải chịu trách nhiệm bồi thường khi có thiệt hại xảy ra.
HUY LÂM
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?