Chuyện ly hôn chưa từng có

Có lẽ chuyện gia đinh tôi từ xưa tới nay là có một không hai từ xưa tới nay. Tôi xin được trình bày như sau. Bố tôi năm nay 67 tuổi, mẹ 59 tuổi. Gia đình có tất cả 6 người con tôi là con út năm nay 26 tuổi, đã có tất cả 8 đứa cháu. Mẹ tôi là một người phụ nữ hết sức nhân hậu, con cháu tất cả đều nên người chăm lo làm ăn, thế nhưng với tính gia trưởng độc đoán của bố tôi đã đẩy gia đình đi đến vực thẳm của sự sự sụp đổ. Từ năm 2006, bố tôi bắt đầu làm đơn xi ly hôn với mẹ tôi, mặc dù gia đình anh em đã hết sức khuyên can nhưng không được, con cái không ai đồng ý, mẹ cũng thiết tha ông quay lại với gia đình để làm chỗ dựa cho con cháu làm ăn nhưng ông không chịu. Trong quá trình hòa giải tại địa phương và tòa án huyện không thành, mặc dù vợ con không ai đông ý việc ly hôn này.nhưng tòa án vấn xử cho bố tôi được ly hôn vào tháng 8 năm 2007 dựa trên lời khai từ một phía và những người làm chứng không hề có liên quan thậm chí còn ko biết gia đình tôi ở đâu. Sau khi nhận được quyết định của tòa án gia đình tôi định làm đơn kháng án nhưg nghĩ lại thôi để cho bố được toại nguyện và tập trung tư tưởng làm ăn, nhưng chuyện không dừng lại ở đó. Trong đơn ly hôn bố tôi không yêu cầu tòa án chia tài sản, nhưng kể từ tháng 2 năm 2008 tòa án bắt đầu can thiệp vào việc phân chia tài sản của gia đình, mặc dù gia đình trong nội bộ gia đình không có bất cứ một tranh chấp nào về việc phân chia tài sản, toàn bộ chỉ là yêu cầu từ một phía bố tôi. Tòa án đã không tìm hiểu sự việc cụ thể mà tiến hành vào thẩm đinh tài sản để phân chia theo yêu cầu của bố tôi. Sau nhiều lần vào thẩm định tài sản không thành do có sự ngăn cản từ gia đình. Vào ngày 25 tháng 08 năm 2006 tòa án tiếp tục vào thẩm định tài sản với đầy đủ ban ngày từ công an, tư pháp, huyện ủy, địa chính ... tổng cộng có khoảng hơn 20 người vào cưỡng chế để thẩm đinh tài sản. Mặc dù đoàn thẩm đinh vào với đầy đủ ban ngành như vậy nhưng chúng tôi không hề được biết trước. Sự việc diễn tiến ngày hôm đó còn rất dài và nhiều tình tiết mà tôi không thể nói hết ở đây được. Dựa vào một số chi tiết trên tôi xin được hỏi luật sư một số điều như sau mong luật sư tư vấn giúp. 1. Tòa án giải quyết cho bố mẹ tôi ly hôn trong trường hợp vợ chồng tuổi đã cao có con đàn cháu đống và những tình tiết như trên như vậy đax đúng chưa. 2. Sau khi tòa đã tuyên bố việc chia tài sản do gia đình tự thỏa thuận nên tòa không tham gia vậy sau này tòa có quyền tham gia vào việc chia tài sản nữa không. 3. Tòa án tiến hành việc phân chia tải sản mà không thông qua điều tra xem xét bị đơn là mẹ tôi và gia đình tôi như vậy có hợp tình lý không. 4. Vì bố mẹ tôi đã ngoài sức  lao động, từ hơn 10 năm nay toàn bộ là do con cái lao động và tạo lập nên vậy chúng tôi có thể can thiệp vào việc phân chia tài sản này không. Gia đình không đồng ý để Tòa án can thiệp vào việc phân chia tài sản vì trong gia đình vẫn chưa có sự thỏa thuận như vậy có được không. 5. Xét về luân thường đạo lý, tình nghĩa cha con, phong tục tập quán của người việt ... chúng tôi tha thiết yêu cuầ tòa án không can thiệp và chuyện gia đinh để đảm bảo cuộc sống cho tất cả mọi người trong gia đình như vậy có hợp lý không? 6. trong trường hợp chia tài sản thì số tài sản mà bố tôi đã chia cho 2 anh có gia đình nhưng không có giấy tờ và chưa tách sổ thì có bị chia không. Kính mong luật sư giúp đỡ.
Chào bạn,

Trước hết, tôi xin phép được chia sẻ những bức bối mà bạn đang phải đối mặt. 
Tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

1. Tòa án quyết định cho bố mẹ bạn ly hôn như đã nêu là không có gì trái với quy định của pháp luật . Theo quy định tại Khỏan 1 điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình thì : Vợ, chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn. Căn cứ cho ly hôn là : tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được (Điều 89).

2. Theo thông tin bạn nêu, chúng tôi cho rằng khi xin ly hôn bố của bạn không có yêu cầu chia tài sản chung và mẹ của bạn cũng không có yêu cầu nên phần tài sản chung Tòa án không giải quyết. Tuy nhiên, sau khi ly hôn, có thể bố của bạn đã khởi kiện dân sự yêu cầu chia tài sản chung sau ly hôn. Đây là một vụ kiện hoàn toàn độc lập với vụ kiện xin ly hôn, việc Tòa án thụ lý giải quyết yêu cầu chia tài sản chung là không có gì trái pháp luật.

3. Việc định giá tài sản là một họat động tố tụng bình thường của Tòa án, trong quá trình xét xử, mẹ của bạn tham gia tố tụng với tư cách là bị đơn, bà có quyền trình bày yêu cầu, xuất trình chứng cứ, ... và các quyền khác  để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà trong súôt quá trình tham gia tố tụng.

4. Tòa án chỉ tiến hành giải quyết chia tài sản chung của bố mẹ bạn , nếu tài sản  này bạn có đóng góp để tạo lập thì bạn có thể tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

5. Quyền yêu cầu chia tài sản chung của bố bạn được pháp luật bảo vệ nên bạn không thể yêu cầu Tòa án không tiến hành giải quyết vụ kiện được.

6. Về tài sản đã chia cho 2 anh, nếu 2 anh bạn chứng minh được thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình thì không bị chia.

Do câu hỏi của bạn dài, tôi chỉ trả lời tóm tắt, nếu bạn chưa rõ, vui lòng gọi điện cho tôi: LS. Linh: 0903 93 92 98, tôi sẽ tư vấn trực tiếp
Trân trọng.
Ly hôn
Hỏi đáp mới nhất về Ly hôn
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn ly hôn đơn phương mới nhất 2025? Hướng dẫn cách làm đơn ly hôn đơn phương nhanh nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn mới nhất? Hướng dẫn cách viết đơn xin trình bày nguyện vọng của con?
Hỏi đáp Pháp luật
Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng có phải là căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin cấp lại quyết định ly hôn mới nhất? Quyết định ly hôn bị mất có được xin cấp lại không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ly hôn ở nước ngoài có xin xác nhận tình trạng hôn nhân tại Việt Nam được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Sự khác biệt giữa ly thân và ly hôn năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Vợ chồng ly hôn, ai được chia tài sản nhiều hơn?
Hỏi đáp Pháp luật
Sau khi ly hôn có được quyền ngăn cản đối phương đến thăm con không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chồng không chịu ký tên vào đơn ly hôn thì vợ có ly hôn được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ly hôn xong có đổi họ cho con sang họ mẹ được không? Đổi họ cho con ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Ly hôn
Thư Viện Pháp Luật
237 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Ly hôn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ly hôn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào