Nhờ giải đáp

Kính thưa Luật sư. Tôi kính nhờ Luật sư giúp đỡ giải đáp một vấn đề sau: Gia đình tôi có tất cả 8 anh em (cả trai lẫn gái) hiện đã trưởng thành và còn đầy đủ. Ba tôi đã mất chỉ còn lại mẹ tôi, năm nay đã ngoài 70 tuổi. Em trai út tôi năm nay đã 30 tuổi, có vợ và là giáo viên. Mới đây em trai tôi đòi má tôi phải chia cho nó toàn bộ tài sản mà má tôi hiện đang có (đất đai -khoảng 2000m2, nhà cửa má tôi đang sống). Má tôi không đồng ý. Má tôi muốn chia đều tài sản cho tất cả anh em tôi - trong đó có cả em trai tôi. Nhưng nó không chịu và có những hành động rất thiếu văn hóa: chửi thề, đập phá đồ đạc và xúc phạm đến má tôi vì không cho nó toàn bộ tài sản. Tôi xin hỏi về luật pháp những yêu cầu và hành động của em tôi có đúng không? Việc Má tôi chia tài sản (đất) cho tất cả anh em tôi có gì sai pháp luật không? Em tôi là giáo viên nhưng tính tình rất thô lỗ, cộc cằn, hay dùng hành động đập phá, chửi bới Má tôi và anh em trong nhà. Xin hãy cho tôi một lời khuyên để giải quyết êm đẹp vấn đề này về pháp luật lận đạo đức. Xin thành thật biiết ơn.

Chào bạn

Bạn không nêu rõ ba bạn chết năm nào và diện tích đất nêu trên có phần di sản của ba bạn chưa? Tôi giải đáp câu hỏi của bạn trong trường hợp diện tích đất này không có phần di sản của ba bạn.

Nếu vậy, mẹ bạn toàn quyền định đoạt phần đất này. Bà có thể tặng cho, chuyển nhượng và định đoạt bằng di chúc mà không ai có quyền ngăn cản. Trong trường hợp bà muốn chia đều cho các con thì bà có thể tiến hành các thủ tục theo Luật định để chia. Nếu để lại di chúc thì lập di chúc theo đúng ý nguyện cua mình. Việc em của bạn có thái độ như thế bạn có thể báo cơ quan Công an giải quyết.

Trong trường hợp bà không muốn định đoạt hoặc lập di chúc thì nếu mẹ bạn qua đời. Di sản sẽ được chia theo Luật (chia đều cho các con). Trong trường hợp này, em bạn có thể rơi vào trường hợp quy định tại Điều 643 Bộ Luật Dân sự "Người không được quyền hưởng di sản" do đã có những hành vi như bạn đã nêu.

Tôi không thể có lời khuyên nào vì mẹ bạn là người có quyền quyết định trong trường hợp này. Riêng cá nhân tôi, kinh nghiệm xử lý các vụ tranh chấp liên quan đến thừa kế tôi có ý rằng, để tránh mất tình nghĩa Anh em trong nhà, mẹ bạn nên có di chúc định đoạt rõ về việc hưởng di sản, trong đó, các con đều  có phần tương xứng.

Trân trọng

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
246 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào