Nạn nhân có được xin giám định thương tật lại?
Chào bạn!
Vì không được nghiên cứu hồ sơ vụ án nên chúng tôi chỉ tư vấn về nguyên tắc chung như sau:
Căn cứ khoản 3 điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự thì khi cần xác định tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ, khả năng lao động thì bắt buộc phải trưng cầu giám định. Việc người bị hại đã có đơn đề nghị trưng cầu giám định nhưng 8 tháng sau mới được đưa đi giám định là không phù hợp với quy định của pháp luật và không đảm bảo tính khách quan của vụ án.
Căn cứ khoản 2 điều 159 Bộ luật tố tụng hình sự thì khi có nghi ngờ về kết quả giám định hoặc có mâu thuẫn trong các kết luận giám định về cùng một vấn đề thì việc giám định lại được tiến hành. Việc giám định lại phải do người giám định khác tiến hành. Do vậy người bị hại có thể yêu cầu được giám định lại nếu thấy kết luận giám định trước đây là không khách quan.
Bên cạnh đó trong quá trình giải quyết vụ án nếu gia đình bạn thấy quyết định tố tụng, hành vi tố tụng của Kiểm sát viên phụ trách vụ án là không khách quan, trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì có thể khiếu nại đến Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân.
Thời hạn giải quyết khiếu nại là 7 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại. Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại này bạn có thể khiếu nại đến Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Thời hạn giải quyết của VKSND cấp trên sẽ là 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. VKSND cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng.
Trân trọng!
Vì không được nghiên cứu hồ sơ vụ án nên chúng tôi chỉ tư vấn về nguyên tắc chung như sau:
Căn cứ khoản 3 điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự thì khi cần xác định tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ, khả năng lao động thì bắt buộc phải trưng cầu giám định. Việc người bị hại đã có đơn đề nghị trưng cầu giám định nhưng 8 tháng sau mới được đưa đi giám định là không phù hợp với quy định của pháp luật và không đảm bảo tính khách quan của vụ án.
Căn cứ khoản 2 điều 159 Bộ luật tố tụng hình sự thì khi có nghi ngờ về kết quả giám định hoặc có mâu thuẫn trong các kết luận giám định về cùng một vấn đề thì việc giám định lại được tiến hành. Việc giám định lại phải do người giám định khác tiến hành. Do vậy người bị hại có thể yêu cầu được giám định lại nếu thấy kết luận giám định trước đây là không khách quan.
Bên cạnh đó trong quá trình giải quyết vụ án nếu gia đình bạn thấy quyết định tố tụng, hành vi tố tụng của Kiểm sát viên phụ trách vụ án là không khách quan, trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì có thể khiếu nại đến Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân.
Thời hạn giải quyết khiếu nại là 7 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại. Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại này bạn có thể khiếu nại đến Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Thời hạn giải quyết của VKSND cấp trên sẽ là 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. VKSND cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng.
Trân trọng!
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Thư Viện Pháp Luật
Chia sẻ trên Facebook
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu đơn xin nghỉ thai sản bù hè của giáo viên mới nhất?