Tai nạn giao thông, xử lý sau tai nạn thế nào?

Vợ tôi trên đường đi làm về ( vào khoảng 20h45') trên một con phố lớn rộng khoảng 15m. Để đón con nhỏ vợ tôi phải  rẽ sang trái đường vào một con hẻm nhỏ ( rộng khoảng 5m), trước khi rẽ trái vợ tôi đã dừng xe trước hẻm nhỏ đó, quan sát trước sau thì thấy phía sau có xe ô tô cùng chiều chạy tới, vợ tôi dừng lại về số, bật xinhan chờ ô tô đi qua rồi mới sang đường. Khi sang đường vợ tôi đi chớm sang phần đường phía bên kia thì xảy ra tai nạn. Người gây tai nạn cho vợ tôi là một thanh niên khoảng 28 tuổi, đi với tốc độ rất nhanh vì trong trạng thái hưng phấn ( trúng bao đề), không đội mũ bảo hiểm nên sau khi sảy ra tai nạn đưa đi cấp cứu được 2 ngày thì chết. Còn vợ tôi sau khi tai nạn cũng phải đi cấp cứu, có chấn thương nhưng có mũ bảo hiểm nên không nguy hiểm đến tính mạng, hiện đã bình phục. Hai xe máy sau va chạm thì hư hỏng nặng.Cảnh sát khu vực đã đến hiện trường đo vẽ, lấy lời khai nhân chứng, nay đã chuyển hồ sơ tai nạn lên quận hiện họ đang xem xét dấu vết trên các phương tiện để có kết luận đúng sai. Gia đình người thanh niên kia đã chôn cất người xấu số, nay gia đình họ có ý đòi gia đình tôi phải bồi thường.Hiện tại sơ bộ công an thông báo rằng có cả lỗi của vợ tôi trong tai nạn này là: " Sang đường không quan sát và không nhường đường cho xe đang tham gia giao thông ngược chiều". Vậy cho gia đình tôi xin hỏi: Công an thông báo như vậy có đúng không? Gia đình anh thanh niên kia đòi hỏi bồi thường có đúng không? nếu phải bồi thường thi mức bồi thường là bao nhiêu? Hai gia đình đang hoà giải, nếu không hoà giải được  thì phải ra toà vậy toà sẽ xử vụ này như thế nào? Rất mong nhận được sự tư vấn pháp luật vì gia đình tôi cũng đang rối bời trong khi vợ tôi còn đang nằm bệnh viện điều trị và theo dõi. Xin chân thành cảm ơn.

Bạn chờ kết luận điều tra.
Trong trường hợp, kết luận điều tra xác định lỗi thuộc về bên nào thì bên đó chịu.
Trách nhiệm dân sự cũng căn cứ vào bản kết luận điều tra để xác định mức độ lỗi của các bên.
Việc thỏa thuận về bồi thường dân sự là kết quả đạt được giữa các bên. Pháp luật không can thiệp.
Pháp luật chỉ can thiệp khi các bên không thỏa thuận được và ít nhất một bên có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Căn cứ Điều 610 – BLDS quy định về “Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm như sau:

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.


2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Vậy, bạn tham khảo điều luật đối chiếu trường hợp cụ thể của mình để tiên liệu.​

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
253 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào