Cho thuê lại lao động – Thuận lợi và bất cập

Cho thuê lại lao động đã được luật hóa trong Bộ luật Lao động 2012. Đây là khung pháp lý cơ bản điều chỉnh quan hệ lao động phát sinh từ hoạt động cho thuê lại lao động. Vấn đề này có những thuận lợi, bất cập gì?

1.    Khái niệm cho thuê lại lao động

Theo Điều 54 Bộ luật lao động 2012 (BLLĐ 2012) quy định cụ thể về hoạt động cho thuê lại lao động:

“1. Cho thuê lại lao động là việc người lao động đã được tuyển dụng bởi doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động khác, chịu sự điều hành của người sử dụng lao động sau và vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.

2. Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và chỉ được thực hiện đối với một số công việc nhất định.”

Điều 54 BLLĐ 2012 cũng xác định các nghĩa vụ cụ thể đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động khi có hoạt động kinh doanh này:

“1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải ký quỹ và được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động.

 2. Thời hạn cho thuê lại lao động tối đa không quá 12 tháng.

3. Chính phủ quy định việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động”

 Việc ban hành các chế định pháp lý quy định cụ thể về vấn đề “cho thuê lại lao động” là yêu cầu bức thiết từ thực tiễn. Bởi lẽ đối với doanh nghiệp đây là hoạt động mang lại khá nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Hoạt động cho thuê lại lao động phải xin cấp giấy phép hoạt động kinh doanh, khi đáp ứng được các điều kiện, doanh nghiệp cho thuê lại lao động mới được cấp phép. Bên cạnh việc đáp ứng các điều kiện về ký quỹ, vốn pháp định cũng như điều kiện đối với người đứng đầu doanh nghiệp, việc thực hiện cho thuê lại lao động và được cấp phép thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động cần có hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc danh mục những công việc được phép thực hiện cho thuê lại lao động. Phụ lục V Nghị định 55/2013/NĐ-CP quy định 17 loại hình công việc được phép hoạt động cho thuê lại lao động.

2.    Dịch vụ cho thuê lại lao động có ưu điểm, hạn chế gì

-       Ưu điểm

Vấn đề cho thuê lại lao động đã được cụ thể hoá trong quy định pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi hoạt động này trên thực tế. Việc quy định rõ về quyền và nghĩa vụ giữa công ty cho thuê lại lao động và công ty sử dụng lao động cho thuê lại, giữa công ty cho thuê lại lao động và người lao động (được gửi đi làm việc ở một công ty khác), và giữa “công ty sử dụng lao động” và người lao động cho thuê lại giúp xác định trách nhiệm giữa các chủ thể có liên quan. Công ty cho thuê lại lao động sẽ phải chịu những trách nhiệm căn bản của người chủ sở hữu lao động đối với người lao động như quy định của Bộ luật Lao động. Công ty cho thuê lại lao động và công ty sử dụng lao động cho thuê lại sẽ phải chia sẻ trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến an toàn lao động và bồi thường. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải được thành lập đúng trình tự và có nguồn tài chính đủ để chịu trách nhiệm đối với người lao động trong hoạt động liên quan đến lao động của mình, giảm thiểu rủi ro cho người lao động, minh bạch thị trường cung ứng lao động.

Đối với doanh nghiệp thuê lại lao động, dịch vụ cho thuê lại lao động góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc tức thì một cách nhanh chóng, thuận tiện với những vị trí không đòi hỏi phải duy trì nhân viên thường xuyên như: dịch vụ kế toán, phiên dịch,…Bên cạnh đó, việc luật hoá hình thức cho thuê lại lao động cho phép doanh nghiệp dễ dàng điều chỉnh nhu cầu về lao động trong thời gian ngắn và tiết kiệm các chi phí tuyển dụng cũng như những chi phí hành chính khác. Đồng thời, hướng tới việc thực hiện đúng các nghĩa vụ đối với người lao động, hạn chế rủi ro pháp lý trong quá trình sử dụng lao động .

Với người lao động, phát triển dịch vụ cho thuê lại lao động là giải pháp giúp lao động  tích lũy kinh nghiệm, học hỏi các kỹ năng mới, và là bước đệm để tiến tới được tuyển dụng trực tiếp, tạo điều kiện để người lao động được hưởng các chế độ pháp luật quy định một cách đầy đủ.

-       Hạn chế:

Dịch vụ cho thuê lại lao động giúp chủ sử dụng lao động “lách luật”, vừa tạo đủ nguồn nhân lực (chủ yếu là lao động phổ thông) nhưng lại trốn các nghĩa vụ với người lao động như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… trong khi doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, tăng lợi nhuận thì người lao động bị thiệt đơn, thiệt kép.Trên thực tế, hoạt động cho thuê lại lao động có một số bất cập, hạn chế trong vấn đề trả lương đúng hạn, làm việc quá giờ, thời giờ làm việc, nghỉ phép hay bảo hiểm mà cả doanh nghiệp cho thuê lại lao động và doanh nghiệp sử dụng lao động đều không chịu trách nhiệm. Tiền công thuê lao động phổ thông thường ở mức thấp, việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động chỉ dừng ở những người lao động ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên, đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động có thời hạn từ 12 tháng trở lên. Mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cũng còn ở mức thấp, thường chỉ bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu … Có rất nhiều vụ việc, khi tai nạn lao động xảy ra, cả bên cho thuê và bên sử dụng dịch vụ thuê lại lao động đều tìm mọi cách trối bỏ trách nhiệm của mình. Hơn nữa, việc người lao động thường xuyên bị thay đổi môi trường làm việc nên không có động lực để phấn đấu, việc làm bấp bênh khiến họ không có định hướng nghề nghiệp, dẫn đến một số lượng lớn lao động không được đào tạo sâu về tay nghề, chuyên môn.

Việc luật hóa và cho thi hành các quy định về vấn đề cho thuê lại lao động là một bước tiến đáng kể và phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế. Luật hóa hình thức lao động mới này có thể giúp đáp ứng nhu cầu của nhiều doanh nghiệp, nhất là đối với kế hoạch sử dụng lao động linh hoạt, cho phép doanh nghiệp dễ dàng điều chỉnh nhu cầu về lao động trong thời gian ngắn và tiết kiệm các chi phí tuyển dụng cũng như những chi phí hành chính khác. Do tính chất đặc biệt của mối quan hệ lao động này, lao động thường dễ bị bóc lột và lạm dụng, bị hạn chế về bảo hiểm xã hội, sử đảm bảo về công việc, cũng như có ít cơ hội đào tạo hơn người lao động trực tiếp. 

Cho thuê lại lao động
Hỏi đáp mới nhất về Cho thuê lại lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Quyết định thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động (Mẫu số 08/PLIII) 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động (Mẫu số 04/PLIII) mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động được hưởng lãi suất từ tiền ký quỹ như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngân hàng nhận ký quỹ không được cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động rút tiền ký quỹ khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hoạt động cho thuê lại lao động có phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có được rút tiền ký quỹ khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự, thủ tục rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động thực hiện ký quỹ bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Cho thuê lại lao động vượt quá 12 tháng thì bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cho thuê lại lao động
Thư Viện Pháp Luật
571 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cho thuê lại lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cho thuê lại lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào