Quyền quản lý và sử dụng vốn vay của Công ty CP như thế nào?
Về vấn đề bạn quan tâm, xin được có một số ý kiến tư vấn như sau:
Thông tư 70/2005/TT-BTC Hướng dẫn quy chế quản lý tài chính đối với Quỹ đầu tư và phát triển thành phố Hà Nội quy định “Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố Hà Nội là tổ chức tài chính nhà nước trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội. Quỹ được thành lập để tiếp nhận vốn từ Ngân sách Nhà nước; huy động các nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để đầu tư phát triển, cho vay hỗ trợ các dự án và chương trình mục tiêu quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hà Nội”.
Theo đó thì, Quỹ đầu tư và phát triển thành phố Hà Nội là một tổ chức tài chính Nhà nước. Do vậy, việc quản lý và sử dụng nguồn vốn này cũng phải được thực hiện như quản lý và sử dụng vốn Nhà nước.
Xin trích dẫn phần xác định nguồn vốn của Quỹ để bạn tiện tham khảo:
“1. Vốn hoạt động
Vốn hoạt động của Quỹ bao gồm vốn điều lệ và vốn huy động.
1.1. Vốn điều lệ của Quỹ khi thành lập là 1.000 (một nghìn) tỷ đồng Việt Nam, được hình thành từ các nguồn sau:
a) Tiếp nhận vốn điều lệ hiện có của Quỹ Phát triển nhà ở Thành phố Hà Nội;
b) Ngân sách Thành phố Hà Nội cấp ngoài phần đã cân đối để thực hiện dự toán chi được giao hàng năm;
c) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ;
d) Tiền đóng góp tự nguyện, các khoản viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để hình thành vốn điều lệ.
Việc thay đổi vốn điều lệ của Quỹ do UBND Thành phố Hà Nội quyết định trên cơ sở ý kiến đồng thuận của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1.2. Vốn huy động: Quỹ được huy động vốn trung và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, bao gồm:
a) Vay trực tiếp từ tổ chức, cá nhân;
b) Phát hành trái phiếu đầu tư của Quỹ;
c) Các hình thức huy động khác theo quy định của pháp luật.
Trong hai năm đầu kể từ ngày Quỹ chính thức đi vào hoạt động, để đảm bảo an toàn vốn, tổng vốn huy động không quá 01 (một) lần vốn điều lệ thực có; trường hợp cần thiết, Quỹ báo cáo Bộ Tài chính quyết định điều chỉnh giới hạn huy động vốn của Quỹ.
2. Vốn nhận uỷ thác quản lý
2.1. Quỹ được nhận uỷ thác đầu tư, cho vay, thu hồi nợ; nhận uỷ thác cấp phát vốn đầu tư cho các công trình, dự án từ: Ngân sách Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa Quỹ với tổ chức, cá nhân uỷ thác.
2.2. Các nguồn vốn Quỹ nhận uỷ thác quản lý nêu tại điểm 2.1 mục này không tính vào vốn hoạt động của Quỹ”.
Trân trọng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?