Những quy định pháp luật về ạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù
1. Về việc tổ chức giao người được tạm đình chỉ thi hành án phạt tù
Theo quy định tại Điều 32 của Luật thi hành án hình sự thì việc thi hành quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được quy định như sau:
Thứ nhất, ngay sau khi có quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ phải gửi quyết định đó cho người được tạm đình chỉ; cơ quan đề nghị tạm đình chỉ, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được tạm đình chỉ đang chấp hành án; cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được tạm đình chỉ về cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý người đó; Viện kiểm sát cùng cấp; Tòa án đã ra quyết định thi hành án; Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ có trụ sở.
Thứ hai, trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định tạm đình chỉ thi hành án phạt tù thì phải gửi quyết định đó cho Sở Tư pháp nơi Viện kiểm sát đã ra quyết định có trụ sở và cá nhân, cơ quan quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 32 của Luật thi hành án dân sự.
Thứ ba, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi trực tiếp quản lý người được tạm đình chỉ tổ chức giao người được tạm đình chỉ cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý người đó; thân nhân của người được tạm đình chỉ có nghĩa vụ tiếp nhận người được tạm đình chỉ. Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý người được tạm đình chỉ có trách nhiệm theo dõi, giám sát người được tạm đình chỉ, xem xét, giải quyết cho người đó được đi khỏi nơi cư trú, làm việc.
Đồng thời, khoản 1 Điều 12 của Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BYT ngày 15/5/2013 của Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế hướng dẫn thi hành quy định về tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân quy định: “Việc gửi quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù; bàn giao, quản lý, tiếp tục thi hành án đối với người được tạm đình chỉ; chấm dứt việc tạm đình chỉ, truy nã, truy bắt người được tạm đình chỉ bỏ trốn; giải quyết đối với trường hợp người được tạm đình chỉ chết được thực hiện theo Điều 32 Luật Thi hành án hình sự”.
Như vậy, pháp luật hiện hành không quy định cụ thể trình tự các bước tổ chức giao người được tạm đình chỉ thi hành án phạt tù mà chỉ quy định trên cơ sở Quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi trực tiếp quản lý người được tạm đình chỉ tổ chức giao người được tạm đình chỉ cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú.
2. Về việc tiếp tục tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù
Theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật hình sự thì người đang chấp hành hình phạt tù mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 61 của Bộ luật hình sự, thì có thể được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, bao gồm:
- Bị bệnh nặng được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
- Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
- Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến một năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;
- Bị kết án về tội ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến một năm.
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 của Thông tư liên tịch số 03, trường hợp phạm nhân là người lao động có thu nhập duy nhất trong gia đình, nếu họ tiếp tục chấp hành án phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt được hiểu là không có nguồn thu nhập nào khác, không có ai chăm sóc, nuôi dưỡng những người thân thích là người già, trẻ em hoặc những người khác không có khả năng lao động trong gia đình họ.
Trường hợp mà bạn nêu, người đó có thể được xem xét để tiếp tục tạm đình chỉ thi hành án phạt tù.
Thời hạn tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù được quy định tại khoản 3 Điều 6 của Thông tư liên tịch số 03 như sau: “Phạm nhân là lao động duy nhất trong gia đình hoặc do nhu cầu công vụ được tạm đình chỉ chấp hành án một lần hoặc nhiều lần, nhưng tổng số thời gian được tạm đình chỉ tối đa là một năm”.
Tuy nhiên, bạn lưu ý là thời gian tạm đình chỉ không được tính vào thời gian chấp hành hình phạt tù.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?