Nhà bố chồng tặng nhưng chưa sang tên, chia thế nào khi ly hôn?

Chúng tôi kết hôn được gần hai năm, chưa có con chung và được bố mẹ chồng cho một căn nhà. Tuy nhiên trên giấy tờ, chủ sở hữu căn nhà là bố chồng tôi. Trong trường hợp ly hôn, tôi được chia tài sản là căn nhà đó không?


Theo quy định tại khoản 1, Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì tài sản chung vợ chồng bao gồm: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng”.

Theo quy định trên, tài sản mà vợ chồng bạn được tặng cho chung trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung vợ chồng.

Tuy nhiên, Điều 467 Bộ luật dân sự năm 2005 quy đinh về việc tặng cho bất động sản như sau: “Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu”.

Bên cạnh đó, Điều 692 Bộ luật dân sự năm 2005 cũng quy định: “Việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai”.

Như vậy, nếu bố chồng bạn tặng cho vợ chồng bạn một căn nhà thì việc tặng cho này phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực. Sau đó, các bên phải làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, việc tặng cho chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở vào hồ sơ địa chính (tức là thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở cho người được tặng cho).

Theo thông tin bạn đưa ra, việc tặng cho quyền sử dụng đất của bố chồng bạn với vợ chồng bạn chỉ nói miệng, chưa thực hiện thủ tục đăng ký sang tên theo quy định pháp luật nên việc tặng cho đó chưa có giá trị pháp lý. Về mặt pháp lý, ngôi nhà trên vẫn là tài sản của bố mẹ chồng bạn, chưa được xác định là tài sản chung của vợ chồng bạn.

Nếu vợ chồng bạn ly hôn và có tranh chấp về tài sản chung thì Tòa án sẽ triệu tập bố mẹ chồng bạn tham gia vụ án với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và sẽ hỏi ý kiến của bố mẹ chồng bạn về việc tặng cho đó. Sẽ có hai trường hợp xảy ra:

- Thứ nhất, nếu bố mẹ chồng bạn vẫn đồng ý tặng cho căn nhà đó cho vợ chồng bạn thì Tòa án có thể ghi nhận sự tự nguyện đó và xác định ngôi nhà đó là tài sản chung vợ chồng và sẽ phân chia theo quy định pháp luật (theo nguyên tắc là chia đôi nhưng có xét tới nguồn gốc và công sức tạo lập tài sản trên cơ sở đảm bảo quyền lợi phụ nữ, trẻ em…).

Sau khi được Tòa án ghi nhận và xác định được việc phân chia ngôi nhà thì các bạn có thể thỏa thuận cho một bên nhận nhà và bên kia nhận đền bù bằng tiền hoặc tài sản khác có giá trị tương đương giá trị nhà đã phân chia để tiện cho việc sinh hoạt sau khi ly hôn.

Hoặc các bạn sẽ làm các thủ tục tặng cho bất động sản như đã nói và đăng ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Lúc này giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên vợ chồng bạn (đã ly hôn), hai bạn có quyền định đoạt tài sản này theo quy định của pháp luật.

- Thứ hai, nếu tại Tòa án mà bố mẹ chồng bạn không đồng ý cho vợ chồng bạn căn nhà đó thì Tòa án sẽ xác định bố mẹ chồng bạn là chủ sở hữu ngôi nhà, họ sẽ có trách nhiệm thanh toán cho vợ chồng bạn giá trị tài sản mà vợ chồng bạn tạo lập trong thời gian sử dụng nhà (trường hợp này có khả năng xảy ra nhiều hơn).

Ngoài ra, đối với những tài sản khác mà vợ chồng bạn không thống nhất được việc phân chia tài sản chung khi ly hôn và có yêu cầu giải quyết thì Tòa án sẽ căn cứ vào quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, trên cơ sở nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.

- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị, bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

 

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Ly hôn
Thư Viện Pháp Luật
494 lượt xem
Ly hôn
Hỏi đáp mới nhất về Ly hôn
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn mới nhất? Hướng dẫn cách viết đơn xin trình bày nguyện vọng của con?
Hỏi đáp Pháp luật
Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng có phải là căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin cấp lại quyết định ly hôn mới nhất? Quyết định ly hôn bị mất có được xin cấp lại không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ly hôn ở nước ngoài có xin xác nhận tình trạng hôn nhân tại Việt Nam được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Sự khác biệt giữa ly thân và ly hôn năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Vợ chồng ly hôn, ai được chia tài sản nhiều hơn?
Hỏi đáp Pháp luật
Sau khi ly hôn có được quyền ngăn cản đối phương đến thăm con không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chồng không chịu ký tên vào đơn ly hôn thì vợ có ly hôn được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ly hôn xong có đổi họ cho con sang họ mẹ được không? Đổi họ cho con ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Căn cứ để Tòa án trao quyền nuôi con khi ly hôn là gì? Trong trường hợp nào được thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ly hôn có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tra cứu hỏi đáp liên quan
Ly hôn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ly hôn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào