Bị xử lý thế nào nếu không trả lại đồ nhặt được có giá trị lớn?

Tuần trước, cháu tôi có nhặt được chiếc túi xách có 50 triệu đồng và một chiếc máy ảnh. Do bồng bột và thiếu suy nghĩ, cháu đã không trả lại cho người đánh mất và cũng không nộp cho cơ quan công an. Cơ quan công an gửi thông báo cho cháu tôi đề nghị đến làm việc vì có người đã cung cấp clip cắt từ camema an ninh ghi cảnh nhặt được đồ. Vậy xin hỏi trong trường hợp này cháu tôi có bị đi tù không, vì năm nay mới tuổi?
Khoản 1 Điều 187 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về quyền chiếm hữu tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu như sau:

“Người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.

Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm được chiếm hữu tài sản đó từ thời điểm phát hiện đến thời điểm trả lại cho chủ sở hữu hoặc đến thời điểm giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

Theo quy định vừa trích dẫn ở trên, về mặt nguyên tắc khi nhặt được tài sản của người khác đánh rơi, bỏ quên..., người nhặt được phải có trách nhiệm trả lại cho chủ sở hữu hoặc phải thông báo, giao nộp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu không biết ai là chủ sở hữu.

Nếu người nhặt được tài sản cố tình giữ lại tài sản đã nhặt được có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội chiếm giữ trái phép tài sản” theo quy định tại Điều 141 Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Cụ thể như sau:

“ Điều 141: Tội chiếm giữ trái phép tài sản

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên hoặc cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hoá có giá trị đặc biệt thì bị phạt tù từ một đến 5 năm”.

Đối chiếu với trường hợp của cháu bạn, khi nhặt được số tiền và chiếc máy ảnh của người khác, lẽ ra phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc thông báo, giao nộp cho UBND xã, cơ quan công an nơi gần nhất. Tuy nhiên, cháu đã không thực hiện theo quy định của pháp luật mà sử dụng tài sản nhặt được vào mục đích cá nhân.

Dù cháu mới 17 tuổi nhưng khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định: "Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm”. Như vậy, cháu bạn vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
162 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào