Hòa giải, tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh
- Hòa giải là một trong các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Việc hòa giải được quy định tại các Điều 33 đến 37 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2011. Theo đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng có quyền thỏa thuận lựa chọn bên thứ ba là cá nhân hoặc tổ chức hòa giải để thực hiện việc hòa giải.
Việc hòa giải phải thỏa mãn các nguyên tắc hòa giải được quy định tại Điều 34 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như: bảo đảm khách quan, trung thực, thiện chí, không được ép buộc, lừa dối, tổ chức, cá nhân tiến hành hòa giải, các bên tham gia hòa giải phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến việc hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Biên bản hòa giải phải có các nội dung chính sau: a) Tổ chức, cá nhân tiến hành hòa giải. b) Các bên tham gia hòa giải. c) Nội dung hòa giải. d) Thời gian, địa điểm tiến hành hòa giải. đ) Ý kiến của các bên tham gia hòa giải. e) Kết quả hòa giải. g) Thời hạn thực hiện kết quả hòa giải thành. Biên bản hòa giải phải có chữ ký của các bên tham gia hòa giải và chữ ký xác nhận của tổ chức, cá nhân tiến hành hòa giải.
Tổ chức hòa giải các tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh được quy định tại các Điều 31, 32 và 33 của Nghị định 99/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thành lập, giải thể tổ chức hòa giải bao gồm: cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Điều 31). Hòa giải viên phải đáp ứng các điều kiện làm hòa giải viên được quy định tại Điều 32: Là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, có ít nhất năm (5) năm kinh nghiệm công tác. Người đang bị quản chế hành chính, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích không được làm hòa giải viên.
Tổ chức hòa giải có trách nhiệm và quyền hạn theo quy định tại Điều 33 như sau:
a) Thực hiện đúng quy định của pháp luật.
b) Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên; không được đe dọa, cưỡng ép các bên trong quá trình hòa giải.
c) Bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến nội dung hòa giải và các thông tin khác của các bên tham gia hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
d) Không được lợi dụng việc hòa giải để gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hòa giải. đ) Không được hòa giải trong trường hợp tranh chấp gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng hoặc có dấu hiệu cấu thành tội phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?