Đầu tư nước ngoài về máy xây dựng

Chú tôi là một nhà kinh doanh nước, người mỹ gốc việt ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam hiện nay tôi có 3 hướng đầu tư 1)       Góp vốn cùng em trai đang ở việt nam để thành lập doanh nghiệp kinh doanh máy xây dựng 2)       Góp vốn với một công ty liên doanh để thành lập doanh nghiệp kinh doanh máy xây dựng 3)       Hợp tác với một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài để thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh máy xây dựng Luật sư cho tôi hỏi ưu nhược điểm của những hướng đầu tư trên và các loại hình doanh nghiệp có thể thành lập ko?

 

 

 Chào anh/chị,

Với câu hỏi của anh/chị đưa ra thì tôi có một số ý kiến như sau:

1)      Góp vốn cùng em trai đang ở việt nam để thành lập doanh nghiệp kinh doanh máy xây dựng

Hiện nay, nếu Việt kiều có hộ chiếu có quốc tịch Việt Nam còn hiệu lực sẽ được thành lập doanh nghiệp như người Việt Nam trong nước: Công ty TNHH 1 thành viên, : Công ty TNHH 2 TV trở lên, Công ty cổ phần… Trong 3 hướng anh/chị đưa ra thì tôi cho rằng hướng thành lập này là tốt nhất. Thủ tục đơn giản nhất và ít tốn kém nhất (chỉ mất 5 ngày làm việc theo quy định pháp luật).

Nếu Việt kiều không đáp ứng điều kiện về quốc tịch thì sẽ chọn các hướng 2 và 3 dưới đây. Thực chất, hướng 2 và 3 mà anh/chị nêu cũng chỉ là một mà thôi : Góp vốn với công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (liên doanh hoặc 100%) để kinh doanh máy xây dựng.

2)      Góp vốn với công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (liên doanh hoặc 100%) để kinh doanh máy xây dựng

Thực hiện theo hướng này, anh/chị phải xin cấp phép quyền nhập khẩu và phân phối trong lĩnh vực kinh doanh máy xây dựng. Hiện nay, thủ tục này tương đối nhiêu kê và mất thời gian. Theo quy định của pháp luật, mất khoảng 45 ngày làm việc để xin cấp phép. Tuy nhiên, trên thực tế mất ít nhất là 4-6 tháng mà chưa biết là hồ sơ của mình có được cấp hay không! Vì đây là dự án thẩm tra cấp giấy phép đầu tư nên các nhà đầu tư phải giải trình rõ ràng về nguồn vốn, kinh nghiệm hoạt động, quy trình xuất nhập khẩu và thủ tục hải quan….Còn việc chấp thuận hay khôg lnà của cơ quan cấp phép.

Với câu hỏi chung chung của anh/chị thì tôi không thể nói rõ được ưu và nhược điểm của từng hướng đầu tư được. Tuy nhiên, tôi cho rằng nếu anh/chị thực hiện được hướng 1 là tốt nhất vì dự án không bị thẩm tra mà chỉ là các nhà đầu tư đăng ký và được cấp phép.

Trân trọng.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
325 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào