Thừa kế đất đai không có di chúc.
Anh tư vấn theo nội dung của thư em gửi như sau:
Thứ nhất: Việc tranh chấp di sản thừa kế là tài sản của ông nội để lại hoàn toàn có cơ sở pháp lý. Bởi vì, khi ông Nội em chết đã không để lại di chúc, do vậy về nguyên tắc chung thì di sản đó được chia theo pháp luật. mà cụ thể hơn phải xét từ hàng thừa kế thứ nhất của ông nội em gồm có :
" Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết" . Như vậy, chú ruột em nộp đơn tranh chấp là có cơ sở pháp luật.
phần thứ hai: em hỏi " pháp luật sẽ giải quyết như thế nào"
- Di sản đó sẽ được chia đều cho những người còn sống thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông nội em như trích dẫn ở trên.
- Do Bố em đã chết thì suất thừa kế đó được chia theo quy định của pháp luật, gồm : mẹ của em và 4 anh , chị của em.
Tuy nhiên nếu trước đây bố em đã có sổ đứng tên 01 mình (không phải đại diện các thừa kế của ông bà nội) thì tài sản trên thuộc quyền sở hữu của gia đình em và khi giải quyết tranh chấp tòa án sẽ bác đơn các chú.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?