Nhờ đứng tên giùm, nay trở thành cho vay không lãi.

Kính gởi Luật Sư, Vợ chồng tôi có nhờ cô em chồng đứng tên mua 1 căn nhà (2004) và 1 miếng vườn (2005). Để lấy lòng tin với chúng tôi, cô em chồng tôi có ký hợp đồng vay tiền của chúng tôi để mua căn nhà có qua công chứng (lúc về VN 2006), vì nếu làm hợp đồng đứng tên dùm thì trái pháp luật Viêt Nam. Bên A đồng ý cho bên B vay số tiền 600 triệu. Thời hạn cho vay: 10 năm, 17/07/2006 đến ngày 17/07/2016. Lãi xuất không có. Mục đích vay: bên B mua căn nhà. Hết thời hạn vay bên B phải trả đủ số tiền vay cho bên A vào ngày hết hạn của hợp đồng vay (17/07/2016), tuy nhiên bên B co quyền trá nợ trước hạn hợp đồng Trong hợp đồng có ghi rõ: để bảo đảm lòng tin tưởng của bên B đối với bên A. Bên B cam kết trong thời hạng chưa trả được nợ cho bên A, bên B sẽ không thực hiện các hành vi sau đây: 3.1.- Không đem cầm cố, thế chấp, tặng cho, mua bán hoặc chuyển dịch quyền sở hửu, sử dụng căn nhà này cho người khác dưới bất kỳ hình thức nào. Khi chúng tôi về VN vừa qua, thì mới biết là cô ta đã thế chấp ỏ ngân hàng (không có qua công chứng). Giờ không chiu trả nhà, miếng vườn thì cô ta làm QSDĐ mới và đả bán (QSDĐ bản chính chúng tôi đang giử). Chúng có thể kiện cô ta tội lừa đảo chiếm đoạt tài san không. Cô ta không chiu giao nhà, nếu chúng tôi kiên thì tòa sẽ cho bán nhà và chỉ trả lại 600 tr. thôi, có đúng không? Thế chấp ngân hàng có vô hiệu không? Vì không có Công Chứng. Tôi muốn biết, có thể đòi lại căn nhà không, hay ra tòa chỉ được trả lại số tiền trong hợp đồng vay tiền thôi. Nếu chỉ phải trả lại tiền, chúng tôi có được tính lải từ ngày vi phạm hợp đồng không. Chúng tôi có đòi lại tất cả số tiền đả gởi về qua ngân hàng (biên lai chuyển tiền) Xin chân thành cám ơn.

Chào Quý Ông Bà,
Vụ việc của Quý Ông Bà tôi có ý kiến như sau:

1. Về hợp đồng thế chấp tài sản: Theo quy định tại Khoỏan 3 Điều 93 Luật nhà ở thì Hợp đồng về nhà ở (trong đó có hợp đồng thế chấp) buộc phải có công chứng hoặc chứng thực, do đó có thể khẳng định hợp đồng thế chấp này vô hiệu do vi phạm về hình thức.

2. Về việc đòi lại căn nhà: Yêu cầu khởi kiện đòi nhà của Quý Ông Bà có thề được chấp nhận nếu trong quá trình tố tụng Ông Bà có thể chứng minh được rằng Hợp đồng vay tiền là giao dịch giả tạo nhằm che giấu giao dịch thật là việc đứng tên sở hữu nhà dùm. Tuy nhiên, quý Ông Bà cần lưu ý rằng chỉ có một số đối tượng người nước ngoài mới được quyền sở hữu nhà tại Việt Nam, do đó nếu thắng kiện Quý Ông Bà cũng chỉ được sở hữu phần giá trị căn nhà.

3. Về tiền lãi: Do hợp đồng vay tiền thỏa thuận  không tính lãi nên Quý Ông Bà không thể yêu cầu tính lãi. Về việc bên vay tiền vi phạm hợp đồng là căn cứ để Ông Bà có quyền chấm dứt hợp đồng và đòi tiền cho vay trước thời hạn.

Luật sư Nguyễn Hoàng Linh 
Trân trọng.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
353 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào