Vượt đèn vàng có vi phạm Luật Giao thông đường bộ?
Luật gia Nguyễn Tùng Hoa - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Chúng tôi trích dẫn một số quy định của pháp luật để chị tham khảo, như sau:
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
“Tín hiệu đèn giao thông có ba màu, quy định như sau:
a) Tín hiệu xanh là được đi;
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường” (khoản 3 Điều 10)
Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:
“Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều này” (điểm o khoản 3 Điều 6).
Như vậy, chị phải tuân thủ tín hiệu vàng theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Việc chị vượt đèn vàng khi đèn sắp sang đỏ là chị đã vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
Trong trường hợp chị điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (trừ trường hợp vượt đèn đỏ) thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng theo điểm o khoản 3 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?