Quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương

Đề nghị luật sư cho biết trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương được pháp luật quy định như thế nào (Phan Thị Kim Cương).

 Tiến sĩ, luật sư Vũ Thái Hà - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội - trả lời: 

Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) tại địa phương được quy định tại Điều 35 Nghị định 99/2011/NĐ-CP ngày 27-10-2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVQLNTD như sau:

Sở Công thương có trách nhiệm giúp UBND cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ sau: a) Thực hiện việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định của Luật BVQLNTD, Nghị định 99/2011/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan. b) Thẩm định các đề án, kế hoạch hoạt động của tổ chức xã hội tham gia BVQLNTD trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định giao thực hiện nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nước. c) Giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ khi giao cho tổ chức xã hội bảo vệ người tiêu dùng thực hiện. d) Kiểm tra, giám sát hoạt động hòa giải của tổ chức hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh. đ) Tạo điều kiện để tổ chức xã hội tham gia BVQLNTD hoạt động. e) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng cấp huyện thực hiện các nội dung liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. g) Công bố công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Luật BVQLNTD và Điều 23 Nghị định 99/2011/NĐ-CP. h) Báo cáo kết quả thực hiện quản lý nhà nước về BVQLNTD trên địa bàn tỉnh theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp trên. i) Kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật. k) Các trách nhiệm khác quy định tại Điều 49 Luật BVQLNTD.

Đơn vị giúp UBND cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về BVQLNTD có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau: a) Thực hiện việc giải quyết yêu cầu BVQLNTD theo quy định của Luật BVQLNTD, Nghị định 99/2011/NĐ-CP và các quy định của pháp luật có liên quan. b) Kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức xã hội tham gia BVQLNTD hoạt động trên địa bàn huyện mình quản lý. c) Giúp UBND cấp huyện quản lý theo thẩm quyền đối với các chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn để BVQLNTD khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ tại các địa điểm này. d) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để UBND cấp xã thực hiện các biện pháp cần thiết để BVQLNTD khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của các cá nhân hoạt động thương mại ngoài phạm vi chợ, trung tâm thương mại. đ) Công bố công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Luật BVQLNTD và Điều 23 Nghị định 99/2011/NĐ-CP. e) Báo cáo kết quả thực hiện quản lý nhà nước về BVQLNTD trên địa bàn huyện theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp trên. g) Các trách nhiệm khác quy định tại Điều 49 Luật BVQLNTD.

Theo Báo Hà Nội Mới (ngày 19.03.2012)

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
201 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào