HĐLĐ có điều khoản trái luật, bất lợi cho người lao động

Sau thời gian thử việc, tôi được nhận vào làm việc tại một công ty với hợp đồng lao động (HĐLĐ) thời hạn 12 tháng. Tuy nhiên, trong HĐLĐ có điều khoản: người lao động phải tự lo bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT). Đề nghị luật sư tư vấn, điều khoản này có trái luật không, nếu có thì quyền lợi của người lao động sẽ giải quyết như thế nào? (Hương Trần, Nam Định)

Luật sư Nguyễn Thị Quyên - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

- Bộ luật Lao động năm 2012 (BLLĐ) quy định: 

“1. HĐLĐ phải có những nội dung chủ yếu sau đây:… i) BHXH và BHYT” (điểm i khoản 1 Điều 23 BLLĐ).

“1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về BHXH và pháp luật về BHYT.

Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động thực hiện các hình thức BHXH khác đối với người lao động.” (khoản 1 Điều 186 BLLĐ).

“2. HĐLĐ vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng” (khoản 2 Điều 50).

“1. Khi HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu từng phần thì xử lý như sau: a) Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể hoặc theo quy định của pháp luật; b) Các bên tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu để phù hợp với thỏa ước lao động tập thể hoặc pháp luật về lao động” (khoản 1 Điều 52).

- Luật BHXH năm 2006 quy định:

“1. Người lao động tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm: a) Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên…” (khoản 1 Điều 2).

“2. Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm… doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động” (khoản 2 Điều 2).

HĐLĐ của anh (chị) là hợp đồng có thời hạn 12 tháng. Căn cứ các quy định viện dẫn ở trên, anh (chị) và công ty nơi anh (chị) làm việc thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc. Như vậy, việc trong HĐLĐ có điều khoản “tự lo BHXH” là trái quy định pháp luật. Điều khoản này sẽ bị vô hiệu, quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể hoặc theo quy định của pháp luật lao động.

Hợp đồng lao động
Hỏi đáp mới nhất về Hợp đồng lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động để dưỡng thai có cần giấy xác nhận của bệnh viện?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được giao kết hợp đồng lao động với người giúp việc gia đình bằng lời nói không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày trả lương trên hợp đồng là ngày NLĐ nhận lương hay ngày công ty chuyển tiền lương?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào không phải đền bù khi chấm dứt hợp đồng với HLV bóng đá?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động tối đa là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Luân chuyển nhân sự có phải ký lại hợp đồng lao động mới không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động đào tạo nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề cho người lao động như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là gì? Khi nào ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung hợp đồng lao động có cần phải ghi thời hạn trả lương cho người lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Không quy định tăng lương trong hợp đồng lao động có bị phạt không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hợp đồng lao động
Thư Viện Pháp Luật
174 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hợp đồng lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào