Quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động?

Tôi được tuyển dụng vào làm cho một công ty cho thuê lại lao động và đến làm việc cho công ty khác về lĩnh vực may mặc. Công ty tôi đang làm việc thường xuyên bắt tôi và các lao động được thuê lại làm thêm giờ mặc dù không có trong hợp đồng nhưng không bắt công nhân của họ làm thêm giờ. Vậy xin luật sư tư vấn công ty làm như vậy có đúng quy định của pháp luật không? (Minh Tâm – Hải Dương)

Luật gia Phan Thùy Dung - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Chúng tôi trích dẫn một số quy định của pháp luật để chị tham khảo, như sau: 
Theo Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động

Quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động
“1. Thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của mình.
2. Không được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.
3. Thỏa thuận với người lao động thuê lại nếu huy động họ làm đêm, làm thêm giờ ngoài nội dung hợp đồng cho thuê lại lao động.
4. Không được chuyển người lao động đã thuê lại cho người sử dụng lao động khác.
5. Thỏa thuận với người lao động thuê lại và doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng chính thức người lao động thuê lại làm việc cho mình trong trường hợp hợp đồng lao động của người lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động chưa chấm dứt.
6. Trả lại doanh nghiệp cho thuê lại lao động người lao động không đáp ứng yêu cầu như đã thỏa thuận hoặc vi phạm kỷ luật lao động.
7. Cung cấp cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động chứng cứ về hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động thuê lại để xem xét xử lý kỷ luật lao động.” (Điều 57)

Quyền và nghĩa vụ của người lao động thuê lại
“4. Khiếu nại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động trong trường hợp bị bên thuê lại lao động vi phạm các thoả thuận trong hợp đồng cho thuê lại lao động." (khoản 4, Điều 58)

Như vậy, việc công ty bên thuê lại lao động có hành vi phân biệt đối xử về thời gian làm việc giữa người lao động thuê lại với người lao động của mình là trái với quy định của pháp luật tại khoản 2 Điều 57 Bộ luật Lao động năm 2012. 
Trong trường hợp, công ty bên thuê lại lao động muốn huy động chị làm đêm, làm thêm giờ ngoài nội dung hợp đồng thì phải có thỏa thuận với chị. Do đó, chị hoàn toàn có quyền khiếu nại  với doanh nghiệp cho thuê lại lao động về việc vi phạm thời gian làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê lại lao động.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
178 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào