Bên thuê lại lao động có được sa thải người lao động?
Luật gia Nguyễn Phương Thảo - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Chúng tôi trích dẫn một số quy định của Bộ Luật lao động năm 2012 có liên quan để anh (chị) tham khảo như sau:
- Cho thuê lại lao động: “Cho thuê lại lao động là việc người lao động đã được tuyển dụng bởi doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động khác, chịu sự điều hành của người sử dụng lao động sau và vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động" (khoản 1 Điều 53).
- Quyền nghĩa vụ của bên cho thuê lại lao động: "Cung cấp cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động chứng cứ về hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động thuê lại để xem xét xử lý kỷ luật lao động” (Khoản 7 Điều 56).
- Quyền nghĩa vụ của bên thuê lại lao động: "1. Thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của mình. 2. Không được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình. 3.Thỏa thuận với người lao động thuê lại nếu huy động họ làm đêm, làm thêm giờ ngoài nội dung hợp đồng cho thuê lại lao động. 4. Không được chuyển người lao động đã thuê lại cho người sử dụng lao động khác. 5. Thỏa thuận với người lao động thuê lại và doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng chính thức người lao động thuê lại làm việc cho mình trong trường hợp hợp đồng lao động của người lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động chưa chấm dứt.6. Trả lại doanh nghiệp cho thuê lại lao động người lao động không đáp ứng yêu cầu như đã thỏa thuận hoặc vi phạm kỷ luật lao động.7. Cung cấp cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động chứng cứ về hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động thuê lại để xem xét xử lý kỷ luật lao động.” (Điều 57 )
Như vậy, hợp đồng lao động chỉ tồn tại giữa người lao động và doanh nghiệp cho thuê lại lao động, bên thuê lại lao động chỉ có quyền quản lý với người lao động. Do đó, khi người lao động vi phạm nội quy lao động hay không đáp ứng yêu cầu như đã thỏa thuận thì bên thuê lại có nghĩa vụ trả lại lao động cho doanh nghiệp cho thuê lại, cung cấp bằng chứng về hành vi vi phạm của người lao động để xem xét xử lý kỷ luật lao động mà không có quyền sa thải người lao động. Việc sa thải người lao động sẽ do doanh nghiệp cho thuê lại lao động tiến hành theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2012.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ nhà trường theo Hướng dẫn 25 chi tiết nhất?
- Từ 10/12/2024 Ban Sáng lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện không phải là người có quan hệ gia đình với nhau?
- Link truy cập Cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành năm 2024?
- Mẫu Báo cáo thành tích lao động tiên tiến 2024 cập nhật mới nhất?
- Cách nhận biết hiệu lệnh bằng còi của CSGT từ 1/1/2025 để thực hiện đúng?