Tội bắt cóc đe dọa chiếm đoạt tài sản
Luật gia Nguyễn Thị Phương Anh - trả lời:
Trong trường hợp nêu trên B phạm vào tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009. Được thực hiện bằng hành vi “bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản”. Hành vi của tội phạm đồng thời xâm hại đến quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu. Bằng hành vi phạm tội của mình trước hết người phạm tội xâm phạm đến quyền tự do thân thể của “con tin” và qua đó xâm hại đến sự tự do ý chí và quyền sở hữu tài sản. Để cấu thành tội phạm này đòi hỏi người phạm tội phải có hành vi bắt cóc con tin và có hành vi đe dọa chủ tài sản. Người phạm tội là bất kể người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật. Hành vi của người phạm tội được thực hiện với lỗi cố ý, bởi mục đích của người phạm tội khi thực hiện hành vi là nhằm buộc chủ tài sản phải giao nộp tài sản và chiếm đoạt tài sản đó. Hành vi bắt cóc là hành vi bắt giữ người trái phép. Người bị bắt giữ có thể là trẻ em hoặc là người lớn có quan hệ tình cảm thân thiết với chủ tài sản. Hành vi bắt cóc được thực hiện nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu việc bắt cóc không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản mà nhằm vào một mục đích khác thì hành vi bắt cóc không cấu thành tội này. Như tình huống nêu trên, nếu sự việc chỉ dừng lại ở việc bắt giữ con gái của A mà không có hành vi đòi tiền chuộc thì không cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Để đạt được mục đích chiếm đoạt người phạm tội có hành vi tiếp theo hành vi bắt cóc con tin là hành vi đe dọa người thân của con tin. Hành vi đe dọa ở đây là hành vi đe dọa dùng vũ lực nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của con tin trong trường hợp người đe dọa không thỏa mãn yêu cầu chiếm đoạt tài sản của người phạm tội. Với sự đe dọa này, người phạm tội có thể tạo ra tâm lý lo sợ cho người bị đe dọa, buộc họ phải thỏa mãn yêu cầu giao nộp tài sản nếu muốn tính mạng, sức khỏe của con tin được an toàn. Trong tình huống nêu trên để đạt được mục đích chiếm đoạt được tài sản của mình B đã thực hiện hành vi bắt cóc con tin và sau đó dùng hành vi đe dọa bằng cách nhắn tin cho người thân để nhằm chiếm đoạt được tài sản. Hình phạt đối với loại tội này bao gồm có 4 khung hình phạt. Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 10 năm đến 18 năm. Khung hình phạt tăng nặng thứ ba có mức phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, còn có hình phạt bổ sung là phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng; tịch thu tài sản, quản chế hoặc cấm cư trú từ một đến năm năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?