Giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Trường hợp một người chống trả lại côn đồ tấn công, do quá tay đã làm chết người này, thì phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Luật gia Nguyễn Thị Phương Anh - trả lời:

Trường hợp một người chống trả lại (phòng vệ) côn đồ tấn công, nhưng vượt quá giới hạn (chính đáng) như tình huống anh (chị) nêu, có thể phải chịu trách nhiệm về tội giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được quy định tại Điều 96 Bộ luật Hình sự năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS). 
 
Hành vi giết người trong trường hợp này do đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nên đã tước đoạt sinh mạng của người khác một cách trái pháp luật.
 
Khoản 2 Điều 15 BLHS có quy định: “Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả  rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Căn cứ theo quy định trên hành vi giết người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, vượt quá giới hạn quyền được phòng vệ của người phạm tội, gây ra cái chết cho nạn nhân không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công của nạn nhân. Người phạm tội đã có hành vi tước đoạt tính mạng nạn nhân trong khi hành vi xâm phạm nói trên của nạn nhân đang xảy ra hoặc đe dọa sẽ xảy ra. 
 Để đánh giá sự tương xứng giữa tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công của nạn nhân đối với hành vi của người phạm tội tước đoạt tính mạng của nạn nhân như sau: Tính chất quan trọng của những lợi ích bị xâm hại; mức độ thiệt hại của những lợi ích bị xâm hại do hành vi của nạn nhân gây ra; sức mãnh liệt của hành vi tấn công của nạn nhân gây nên; khả năng ngăn chặn hành vi tấn công cụ thể của nạn nhân.
 Nạn nhân phải là người xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền và lợi ích chính đáng của người phạm tội hoặc của người khác. Đồng thời hành vi này là trái pháp luật và có mức độ nguy hiểm đáng kể. Ví dụ: trường hợp nếu kẻ côn đồ  tuy có hành động dùng vũ lực (đấm, đá…) nhưng chưa tới mức nguy hiểm đáng kể đối với tính mạng của người bị hại, nhưng người này đã chống trả quá mức làm kẻ côn đồ bị chết có thể bị truy cứu về tội danh tội giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
 Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội đã chống trả vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng của mình mà gây ra cái chết cho nạn nhân.
 Người phạm tội đã xâm phạm đến quyền được sống, quyền được bảo vệ và tôn trọng về tính mạng của nạn nhân. 
 Người phạm tội phải có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Tuy nhiên, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội này có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu gây hậu quả không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.
 Phạm tội giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 
 

Phòng vệ chính đáng
Hỏi đáp mới nhất về Phòng vệ chính đáng
Hỏi đáp Pháp luật
Tự vệ chính đáng là gì? Có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong trường hợp làm chết người do tự vệ chính đáng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Phòng vệ chính đáng khi nào là vượt quá giới hạn?
Hỏi đáp Pháp luật
Phòng vệ chính đáng làm chết người có đi tù không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trộm vào nhà có được đánh không? Đánh chết trộm vào nhà có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Hỏi đáp pháp luật
Đánh kẻ cướp có vi phạm pháp luật không?
Hỏi đáp pháp luật
Bị hành hung, tự vệ đánh trả có phạm tội không?
Hỏi đáp pháp luật
Phòng vệ như thế nào là đúng luật?
Hỏi đáp pháp luật
Mang dao rọc giấy để phòng vệ có vi phạm pháp luật không?
Hỏi đáp pháp luật
Phòng vệ chính đáng?
Hỏi đáp pháp luật
Giết người vì bị đánh, có phải là phòng vệ chính đáng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phòng vệ chính đáng
Thư Viện Pháp Luật
300 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Phòng vệ chính đáng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào