Thế nào bị coi là xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ?
Tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ được quy định tại Điều 130 Bộ luật hình sự 1999, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS): “Người nào dùng vũ lực hoặc có hành vi nghiêm trọng khác cản trở phụ nữ tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm”.
Căn cứ quy định nêu trên, thì xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ đến mức bị coi là tội phạm là hành vi dùng vũ lực hoặc hành vi nghiêm trọng khác cản trở phụ nữ tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa, xã hội. Người phạm tội đã có hành vi cản trở không cho phụ nữ tham gia các hoạt động trên lĩnh vực mà theo Hiến pháp và pháp luật quy định họ có quyền tham gia. Thông thường, hành vi cản trở được thực hiện bằng những thủ đoạn sau:
Dùng vũ lực: Là dùng sức mạnh về thể chất tác động vào thân thể người phụ nữ như đánh, trói.. để buộc người phụ nữu phải làm hoặc không được phép làm nột việc theo ý muốn của người dùng vũ lực. Ví dụ: Bố mẹ hành hạ, đánh đập con gái không cho đi học để ở nhà đi làm hoặc chồng đánh, trói vợ để buộc vợ thôi công tác xã hội.
Hành vi nghiêm trọng khác: Là những hành vi như lợi dụng chức vụ, quyền hạn đe dọa, uy hiếp tinh thần người phụ nữ buộc họ phải làm theo ý muốn của người phạm tội hoặc lợi dụng mê tín dị đoan để dọa nạt người phụ nữ khiến họ sợ hãi mà không dám tham gia hoặc từ bỏ tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…
Tội phạm này đã xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ được quy định trong các lĩnh vực hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa, xã hội mà Hiến pháp đã ghi nhận.
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý, nghĩa là người phạm tội nhận thức rõ hành vi cản trở phụ nữ tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa xã hội là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; hoặc: nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Người phạm tội là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi theo luật định (từ đủ 16 tuổi trở lên). Trong thực tế thì chủ thể của tội phạm này là người có quan hệ nhất định với người phụ nữ về mặt gia đình (bố, mẹ, anh, chị…) hoặc về mặt xã hội (thủ trưởng với nhân viên dưới quyền)…
Người phạm tội có thể bị phạt cải tạo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?