Tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả
Luật gia Trần Thị Thanh Tình – Công ty TNHH Luật Everest trả lời:
Khoản 1 Điều 156 BLHS, quy định: "Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng hoặc dưới ba mươi triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các Điều 153, 154, 155, 157, 158, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm”.
Như vậy: sản xuất, buôn bán hàng giả (bị coi là tội phạm) là hành vi làm ra, mua đi bán lại hàng giả, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm đến trật tự của nền sản xuất hàng hóa, làm mất ổn định thị trường, xâm phạm lợi ích người tiêu dùng.
Hàng giả là tất cả những loại hàng hóa từ thông thường đến cao cấp được sản xuất trái pháp luật, có hình dáng bên ngoài giống như những sản phẩm, hàng hóa được nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu, tiêu thụ trên thị trường không đủ tiêu chuẩn chất lượng của Nhà nước; hoặc những sản phẩm, hàng hóa không có giá trị sử dụng đúng nguồn gốc bản chất tự nhiên tên gọi và công dụng của nó nhằm lừa dối người tiêu dung với mục đích cạnh tranh không lành mạnh và thu lợi bất chính.
Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả phải được thể hiện dưới dạng hành động. Đối với hành vi sản xuất hàng giả người phạm tội phải tiến hành một loạt các hành động như: lắp ráp, dán nhãn… ngoài ra người phạm tội phải chuẩn bị trước mọi thứ như nguyên liệu, máy móc, nhà xưởng… Đối với hành vi buôn bán hàng giả là hành vi mua đi bán lại hàng giả. Người phạm tội phải tìm mối mua hàng giả, chuẩn bị kho bãi tập kết, vận chuyển hàng…
Người phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả với lỗi cố ý trực tiếp, là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và có độ tuổi từ đủ 16 trở lên. Trong trường hợp phạm tội quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 156 Bộ luật này thì người phạm tội có độ tuổi từ 14 trở lên.
Sản xuất, buôn bán hàng giả là hành vi nguy hiểm cho xã hội tới mức cần thiết phải xử lý trách nhiệm hình sự, bởi hành vi này đã xâm phạm đến những quan hệ xã hội trong lĩnh vực quản lý chất lượng hàng hóa, lưu thông phân phối hàng hóa trên thị trường và đảm bảo quyền lợi của người tiêu dung.
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là tội phạm nghiêm trọng, với khung hình phạt (cơ bản) là bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. Phạm tội trong các trường hợp có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; tái phạm nguy hiểm; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung than hoặc tử hình. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?