Tội sử dụng trái phép tài sản

Thế nào bị coi là phạm tội sử dụng trái phép tài sản?

Luật gia Trần Thị Thanh Tình – Công ty TNHH Luật Everest trả lời:

Căn cứ khoản 1 Điều 142 Bộ luật Hình sự năm 1999 (BLHS), quy định: “Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.

Như vậy, sử dụng trái phép tài sản (bị coi là phạm tội) là hành vi của một người vì vụ lợi đã khai thác một cách bất hợp pháp giá trị sử dụng tài sản của người khác.

Đặc điểm nổi bật của hành vi sử dụng trái phép tài sản là người phạm tội chỉ có ý định khai thác lợi ích của tài sản chứ không có ý định chiếm đoạt tài sản. Nếu người phạm tội lại có ý định chiếm đoạt tài sản còn hành vi sử dụng trái phép tài sản chỉ là thủ đoạn, phương thức để đạt được mục đích chiếm đoạt thì không thể xác định ngay người phạm tội chỉ sử dụng trái phép tài sản.

Tội sử dụng trái phép tài sản của người khác được thực hiện bởi lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội biết rõ tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác nhưng đã có hành vi khai thác bất hợp pháp giá trị sử dụng tài sản của người khác. Động cơ tư lợi là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.

Sử dụng trái phép tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, bởi hành vi này đã xâm phạm đến quyền sử dụng tài sản.

Người phạm tội sử dụng trái phép tài sản phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và có độ tuổi từ đủ 16 trở lên.

Tội sử dụng trái phép tài sản là tội phạm ít nghiêm trọng với khung hình phạt (cơ bản) là bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp phạm tội nhiều lần; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Gây hậu quả rất nghiêm trọng; Tái phạm nguy hiểm. Phạm tội gây hậu qủa đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Tội xâm phạm sở hữu
Hỏi đáp mới nhất về Tội xâm phạm sở hữu
Hỏi đáp Pháp luật
Tội bắt cóc trẻ em để tống tiền bị phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp pháp luật
Vô ý làm cháy cây xăng có phạm tội không?
Hỏi đáp pháp luật
Sử dụng điện chống trộm gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Đánh nhau vô tình gây chết người.
Hỏi đáp pháp luật
Bị chạn đánh, đánh lại gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Đi hòa giải dẫn đến chết người
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi giăng bẫy điện chống trộm dẫn đến chết người thì bị xử tội gì?
Hỏi đáp pháp luật
Bật cầu dao điện gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Đi cùng nhóm bạn đánh nhau gây chết người thì xử lý như thế nào
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội xâm phạm sở hữu
Thư Viện Pháp Luật
372 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội xâm phạm sở hữu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội xâm phạm sở hữu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào