Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo
Luật gia Ngô Thị Phi - Công ty Luật TNHH Everest trả lời:
Khoản 1 Điều 132 Bộ luật Hình sự năm 1999, quy định: “Người nào có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo;
b) Có trách nhiệm mà cố ý không chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo”.
Như vậy, tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo là hành vi (bằng hành động hoặc không hành động) bị luật hình sự cấm, xâm hại đến quyền khiếu nại, tố cáo của công dân do Hiến pháp và pháp luật quy định.
Những hành vi xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, bao gồm: (i) Hành vi cản trở việc khiếu nại, tố cáo: hành vi sử dụng thẩm quyền, uy quyền do chức vụ công tác của mình mà có để ngăn chặn việc khiếu nại, tố cáo làm cho công dân không thực hiện được quyền khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng chức vụ quyền hạn không nhận đơn, không giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc không xử lý đối với người bị khiếu nại, tố cáo từ đó mà gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo… (ii) Hành vi không chấp hành quyết định của các cơ quan có thẩm quyền về việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo . Ví dụ: Dây dưa, lẩn tránh, trì hoãn, từ chối.. (iii) Hành vi trả thù người khiếu nại, tố cáo bằng nhiều hình thức khác nhau xâm phạm đến quyền lợi chính đáng của họ như: sa thải người đã khiếu nại, buộc thôi việc…
Người phạm tội có thể là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi 16 tuổi trở lên. Người phạm tội thường là cán bộ, nhân viên nhà nước hoặc tổ chức xã hội có nhiệm vụ tiếp nhận, chuyển, xét và giải quyết khiêu nại, tố cáo.
Tội phạm này được thực hiện với hình thức lỗi cố ý. Động cơ, mục đích phạm tội tuy rất đa dạng nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc .
Tội phạm được coi là hoàn thành khi đã có hành vi cản trở không phụ thuộc vào việc có đạt được kết quả hay không.
Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo bị coi là phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, bởi hành vi này xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định.
Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo là tội phạm ít nghiêm trọng với khung hình phạt cơ bản là bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Người nào trả thù người khiếu nại, tố cáo thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm nếu người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?