Nợ lương và sa thải người lao động nghỉ tự do?
Trung tâm TVPL Công đoàn xin trả lời:
Với các tinh tiết nêu trên cho thấy, người sử dụng lao động đã vi phạm nghĩa vụ trả lương cho NLĐ được qui định tại khoản 2, Điều 95 và Điều 96 của Bộ luật lao động năm 2012 về Kỳ hạn và Nguyên tắc trả lương, cụ thể: Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn. Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.
Với vi phạm nói trên của người sử dụng lao động, NLĐ có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo thủ tục quy định tại Chương XIV của Bộ luật lao động năm 2012. Trường hợp hòa giải không thành, NLĐ đề nghị Công đoàn công ty đại diện cho quyền lợi NLĐ yêu cầu Chủ tịch UBND cấp huyện (nơi công ty đóng trụ sở) giải quyết để bảo đảm quyền lợi về trả lương, thưởng cho NLĐ.
Tuy xuất phát từ hành vi vi phạm của người sử dụng lao động nợ lương và tiền thưởng NLĐ 3 tháng, nhưng NLĐ đã tự ý nghỉ việc là vi phạm kỷ luật lao động. Với tính chất, mức độ vi phạm như đã nêu, thì người sử dụng lao động có lý do để áp dụng hinh thức kỷ luật sa thải đối với NLĐ. Lý do nghỉ việc của NLĐ là không chính đáng, vì không thuộc các trường hợp được qui định tại khoản 3, Điều 126 của Bộ luật lao động năm 2012, cụ thể: Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Khi xử lý kỷ luật lao động, Công ty chỉ tổ chức họp trong Ban Giám đốc Công ty, có mời Công đoàn công ty mà không tổ chức họp xét kỷ luật lao động và không triệu tập đương sự đến dự. Như vậy, việc xử lý kỷ luật đối với NLĐ của Công ty bị coi là trái pháp luật, vi phạm qui định tại điểm c, khoản 1, Điều 123 của Bộ luật lao động năm 2012 về nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động.
NLĐ có thể làm đơn khiếu nại đến Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội hoặc làm đơn giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án nhân dân, yêu cầu người sử dụng lao động phải thanh toán đầy đủ tiền lương, tiền thưởng đúng kỳ hạn cho NLĐ, tuyên hủy các quyết định xử lý kỷ luật sa thải của công ty, phải nhận 7 NLĐ trở lại làm việc và bồi thường cho họ theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, Điều 42 của Bộ luật lao động năm 2012.
Mọi liên hệ, xin được trao đổi qua điện thoại: 033.3829.961
Trung tâm TVPL Công đoàn tỉnh Quảng Ninh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?